Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Dự án EMVITET và sự phát triển bền vững

Dự án EMVITET  nhằm mục tiêu thúc đẩy giáo viên Việt Nam hướng đến giáo dục 4.0. Dự án được tài trợ bởi liên minh Châu Âu do ba trường đại học của Châu Âu thiết kế nội dung giảng dạy bao gồm Trường Đại học Hamk, Phần Lan; Trường Đại Học Dublin City, Ai Len và Trường Đại Học Kuleuven, Bỉ.  Trong khuôn khổ của dự án có 6 trường Đại Học của Việt Nam được tài trợ đó là Đại Học Lạc Hồng, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Công Thương, Trường Cao Đẳng công nghiệp Huế và Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ 2. Dự án bắt đầu năm 2019 và kết thúc năm 2022.

Hình 1. Mục tiêu của dự án

Tôi tham gia dự án với vai trò là thành viên cốt lõi của dự án (Core team). Tôi và một số thành viên của LHU được cử sang Phần Lan tham gia các khóa đào tạo về giáo dục 4.0 với nhiệm vụ của tôi và các thành viên sau khi hoàn thành các khóa học phải đào tạo và triển khai các hoạt động về giáo dục 4.0 tại LHU. 
Trong khoảng thời gian đầu nhận thức của tôi về phương pháp sư phạm số đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc dạy và học. Sau khoảng thời gian áp dụng và triển khai tôi đã thay đổi nhận thức về phương pháp sư phạm số. Tôi cho rằng việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học phải dưới góc nhìn của phương pháp sư phạm. Đối với các môn học khác nhau sẽ có những cách dạy và học khác nhau, từ đó lựa chọn các công nghệ giảng dạy phù hợp. Việc kết hợp công nghệ với phương pháp sư phạm đòi hỏi người dạy không những có năng lực về kỹ năng số mà còn năng lực lập kế hoạch, quản lý lớp học trên các môi trường và nền tảng khác nhau.


Hình 2. Các thành viên LHU hoàn thành khóa tập huấn tại Phần Lan

Dưới tác động của đại dịch COVID 2019 giảng viên phải thích ứng và chuyển từ hình thức giảng dạy truyền thống sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu của đại dịch hầu hết người dạy chủ yếu áp dụng các công cụ họp trực tuyến (Zoom, Google Meet...) để giảng dạy trực tuyến theo phương pháp truyền thống. Điều này dẫn đến hiệu quả không cao, người học tương tác với nội dung và người dạy không đạt được hiệu quả như mong đợi. Để giải quyết vấn đề này người dạy cần phải hiểu rõ các hình thức giảng dạy trực tuyến như là hình thức trực tuyến đồng thời và trực tuyến không đồng thời từ đó đưa ra kế hoạch tương tác cho phù hợp. trước tình hình đó tôi cùng các thành viên trong dự án tổ chức các khóa tập huấn như là phương pháp lập kế hoạch các khóa học trực tuyến; Kỹ thuật tương tác trực tuyến; kỹ thuật đánh giá trực tuyến, từ đó người dạy triển khai các khóa học trực tuyến hiệu quả hơn.

Hình 3. Các khóa tập huấn tại LHU do tôi chủ trì

Dự án đang trong giai đoạn cuối. Do đó, để phát triển bền vững  các thành viên của dự cần xây dựng các hướng dẫn triển khai giáo dục 4.0. Dựa trên cơ sở đó từ ngày 21 đến 25 tháng 2 năm 2022 tại Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo triển khai xây dựng hệ sinh thái học tập hướng đến giáo dục 4.0.


Hình 4. Chủ đề của hội thảo tại ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng

Hình 5. Thành viên cốt lõi của LHU tham gia hội thảo

Hình 6. Poster tại hội thảo (Tôi cùng Cô Văn Đình Vỹ Phương biên soạn)

 Theo đó, các thành viên của dự án sẽ cùng nhau xây dựng hướng dẫn triển khai giáo dục 4.0 vào ba chủ đề:
  1.  Hệ sinh thái giáo dục 4.0
  2.  Phương pháp sư phạm giáo dục 4.0
  3. Các công nghệ số trong giáo dục 4.0
Với ba nội dung cốt lõi như trên theo tôi bức tranh tổng thể về giáo dục 4.0 được hình thành một cách rõ nét phù hợp với văn hóa và phương pháp triển khai của người Việt. Là nhóm trưởng của chủ đề số 2 "Phuong pháp sư phạm trong giáo dục 4.0". Tôi cùng các thành viên của dự án đã biên soạn những vấn đề cốt lõi xoay quanh phương pháp sư phạm như là: Động lực để thay đổi;  Học dựa trên năng lực; phương pháp triển khai người học là trọng tâm; Phương pháp thiết kế một khóa học trực tuyến; phương pháp tạo động lực cho người học cũng như phương pháp đánh giá trực tuyến. 

Khi phiên bản hoàn chỉnh đến tay giảng viên của các trường thành viên tôi cho rằng đây là một công cụ hữu ích để vận hành và triển khai các hình thức dạy học theo định hướng giáo dục 4.0.

0 Post a Comment:

Đăng nhận xét