Tư vấn tổ chức cuộc thi Minirobocon 2019 cho tỉnh Bình Phước

Cuộc thi nhằm kích hoạt sự sáng tạo, đam mê công nghệ của học sinh, sinh viên tỉnh Bình Phước.

Digital Immersion forum

Chia sẻ thuận lợi và thách thức trong quá trình chuyển đối số trong giáo dục tại diễn đàn "Digital Immersion forum" do dự án BUILD IT phối hợp đại học Arizona State University và Đại Học Công nghiệp Hà Nội tổ chức

Cuộc thi Shell Eco_marathon Europe tại London

Cuộc thi Shell eco_marathon tại London là một cuộc thi thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho học sinh, viên viên lớn nhất thế giới.

Tham gia khóa tập huấn tại Phần Lan

Khóa học phương pháp sư phạm số nằm trong khuôn khổ dự án EMVITET.

Tham gia tập huấn giáo dục 4.0 tại Phần Lan

Phần Lan là một đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Hồ sơ điện tử

Bài viết này trình bày định nghĩa và những giá trị mà hồ sơ điện tử mang lại cho sinh viên trong môi trường đại học. Hồ sơ điện tử là một nguồn dữ liệu điện tử được phát triển dựa trên nền tảng web do chính sinh viên phát triển. Hồ sơ điện tử của sinh viên là nơi lưu trữ những bài viết phản hồi sự hiểu biết của mình về các trải nghiệm các môn học trong suốt quá trình tham gia học tập thông qua các bài viết, các hình ảnh, video. Từ những bài viết này sinh viên thể hiện năng lực của bản thân đối với xã hội.
 Ngoài ra hồ sơ điện tử được ứng dụng để đánh giá năng lực cùa sinh viên về một khóa học trong khoảng một thời gian. Mục đích của việc này giúp cho giảng viên theo dõi sự tiến bộ của sinh viên. Sau khi kết thúc thời gian học tại trường hồ sơ điện tử là một minh chứng quang trọng thể hiện năng lực của sinh viên đối với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, một trong những nghiên cứu của tiến sĩ Jade McKa cho rằng [1] hồ sơ điện tử  đang ngày càng được xem là một công cụ không chỉ cải thiện trải nghiệm học tập của sinh viên mà còn tăng cường khả năng việc làm, phát triển nghề nghiệp và bản sắc nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp. 
Giá trị của hồ số điện tử đối với sinh viên: 
Một thống kê của trường cao đẳng TTU chỉ ra những ưu điểm của hồ sơ điện tử như hình 1.
Hình 1. Các ưu điểm của hồ sơ điện tử (Nguồn: TTU college)
Từ những quang điểm thức tế cho thấy hồ sơ năng lực điện tử có những ưu điểm sau:

1.Nhận thức của sinh viên đối với việc học
2. Đánh giá việc học
3. Suy ngẫm và lưu trữ việc học
4. Chia sẻ nhận thức về việc học cùa sinh viên đối với xã hội.
5. Nhà tuyển dụng hiểu về năng lực của sinh viên từ đó sắp xếp công việc phù hợp.

Theo tôi hồ sơ điện tử là một công cụ tuyệt vời để giảng viên đánh giá năng lực của sinh viên, áp dụng hồ sơ điện tử giúp cho giảng viên đánh giá năng lực của sinh viên một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó, hồ sơ điện tử giúp cho sinh viên thể hiện năng lực cũng như điểm mạnh của sinh viên đối với nhà tuyển dụng từ đó sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân.

Tài liệu tham khảo:
[1]https://globalfocusmagazine.com/eportfolios-what-employers-think/



Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Các yếu tố để thiết kế một lớp học trực tuyến hiệu quả

Bài viết này giới thiệu các công cụ số áp dụng để triển khai lớp học số và các bài giảng trực tuyến được giới thiệu bởi Dr. Shane Dixon đến từ trường ĐH Arizona State.
Trước khi đi vào giới thiệu công nghệ hỗ trợ lớp học số, cần phân tích điều gì làm nên sự thành công của các khóa học trực tuyến. Tôi tổng hợp và phân tích một số các ý kiến về các vấn đề liên quan đến lớp học online.
Tại sao phải thiết kế các bài giảng trực tuyến?
Theo số liệu thống kê hiện tại chỉ có khoảng 10% sinh viên được tiếp cận các khóa học chất lượng từ các trường ĐH hàng đầu thế giới [1]. Do đó, các lớp học trực tuyến sẽ giải quyết được bài toán nói trên. Ngoài ra, các lớp học trực tuyến được xem như cách học mới và giảng viên là một tài sản tri thức vô giá và cần phải chia sẻ kiến thức của giáo viên một cách rộng rãi và tiếp cận được nhiều sinh viên. Nói một cách khác có thể tạo ra đòn bẩy để phát triển nền kinh tế.
Taị sao các lớp học trực tuyến thất bại?
Để xây dựng được lớp học trực tuyến cần phân tích những yếu tố dẫn đến sự thât bại của các lớp trực tuyến như là: Không có nhiều cơ hội tương tác trực tiếp, khó tạo ra động lực cho sinh viên... 
từ đó dẫn đến ti lệ hoàn thành các khóa học trực tuyến không cao. Theo số liệu thống kê số lượng sinh viên hoàn thành các khóa học trực tuyến [2] nằm trong khoảng từ 5-15% (hình 1)so với số lượng nhập học.  Như vậy, có từ 85 -95% sinh viên không thể  hoàn thành  khóa học trực tuyến vậy điều gì dẫn đến việc này ? Một khảo sát nhỏ cho thấy đa số sinh viên cho rằng giảng viên trên các khóa học trực tuyến rất chán, vậy vấn đề cốt lõi vẫn là cách tổ chức lớp học của giảng viên. 
Một vấn đề nữa đó là khi thiết kế các lớp học trực tuyến rất khó khăn trong cách áp dụng kiến thức trong môi trường thực tế. Vậy làm thế nào để thiết kế các lớp học trực tuyến tránh sự nhàm chán? Giảng viên cần tuân thủ 3 yếu tố: Nội dung phù hợp, tính tương tác, giáo viên phù hợp. 
Hình 1. Tỉ lệ hoàn thành khóa học từ các lớp học trực tuyến [2]
Giảng viên phù hợp:
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nalini (1993) [3] sinh viên có khả năng dự báo chính xác giáo viên dạy tốt hay không tốt trong một khoảng thời gian 6 giây. (Nguồn năng lượng và ánh mắt của giảng viên). Trong 6 giây đầu tiên người giảng viên cần tạo được niềm tin cho sinh viên và truyền nguồn năng lượng làm cho sinh viên có niềm tin vào giảng viên của mình.
Năng lượng của giảng viên trong lớp học online
 Các lớp học trực tuyến rất nhàm chán do đó cần người giảng viên phải tràn đây năng lượng. Một ví dụ đơn giản cho thấy sự khác biệt gữa giảng viên đại học và giáo viên tiểu học. Giáo viên tiểu học họ có rất nhiều kỹ thuật tương tác với học sinh như là tổ chức trò chơi, tương tác trực tiếp.. nhưng nội dung truyền đạt không nhiều. Trong khi đó. giảng viên đại học có rất nhiều nội dung muốn truyền đạt cho sinh viên, nên có ít thời gian tương tác với sinh viên. Như vậy, cần phải đưa ra quyết định tương tác hoặc truyền đạt nhiều nội dung cho sinh viên. Để giải quyết bài toán nội dung hay tương tác, giảng viên cần kết hợp giảng dạy trực tiếp và các công cụ trực tuyến. Bản thân tôi áp dụng hệ thống Moodle và phương pháp lớp học đảo ngược (kết hợp phương pháp giảng dạy trực tuyến và gặp trên lớp) để tăng tính tương tác với sinh viên.

Các công cụ trực tuyến trong lớp học online
Các công cự số tương ứng cho các hoạt động giảng dạy online bao gồm công cụ đánh giá online, hợp tác, tài liệu, tương tác, tự học thiết kế các bài kiểm tra. Hình 2 mô tả các công cụ tương ứng các hoạt động trong giảng dạy.
HÌnh 1. Các công cụ số tương ứng cho từng hoạt động
Các công cụ được tổng hợp và chia sẻ tại website của đại học ASU.

Theo tôi, vấn đề cốt lõi trong việc thiết kế bài giảng trực tuyến hiệu quả đó là nguồn năng lượng và các kỹ năng tương tác của giảng viên. Nếu người giảng viên tràn đầy năng lượng sẽ khuyến khích sinh viên tham gia tích cực vào lớp học của mình. Các công cụ giới thiệu chỉ hỗ trợ giảng viên trong việc thiết kế bài giảng cũng như thiết kế các nền tảng tương tác, điều quan trọng nhất vẫn là giảng viên sử dụng phương pháp gì,  giảng viên mong muốn sinh viên đạt được điều gì sau khi hoàn thành khóa học. Trong hiện trạng thực tế việc giảng dạy trực tuyến hoàn toàn tại Việt Nam chưa có tính khả thi cao nhưng việc kết hợp giữa trực tuyến và giảng dạy trực tiếp có tính khả thi cao.


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Dự án EMVITET


EMVITET là dự án hỗ trợ phát huy năng lực của giảng viên Việt Nam được tài trợ bởi  Chương trình Erasmus của Liên minh Châu Âu.

EMVITET đặt mục tiêu tạo ra hệ sinh thái học tập mới cho giáo dục tại Việt Nam, dựa trên học tập lấy sinh viên làm trung tâm, giáo dục dựa trên năng lực, hợp tác và kết nối mạng trong môi trường kỹ thuật số cũng như chia sẻ kiến ​​thức thông qua các cộng đồng thực hành.

Trong dự án EMVITET, những người tham gia sẽ phát triển năng lực của họ trong các lĩnh vực sau:

Sư phạm: Thiết kế và triển khai học tập dựa trên năng lực và lấy học sinh làm trung tâm để phù hợp với nhu cầu của ngành 4.0
Công nghệ: Sử dụng công nghệ hiệu quả để tăng cường và chuyển đổi các hoạt động dạy và học theo Giáo dục 4.0
Hệ sinh thái học tập: Tham gia với các cộng đồng trong giáo dục và công nghiệp để tạo kết nối và hỗ trợ cộng tác
Dự án EMVITET tạo ra các hội thảo và tài liệu cho giáo viên học tập và xây dựng cho giáo viên các năng lực mới. Hệ sinh thái học tập mới cho phép các tổ chức giáo dục đại học và dạy nghề tăng cường mạng lưới giáo dục và công nghiệp của họ. Dự án cũng cải thiện cấu trúc giáo dục để cung cấp năng lực phù hợp cho sinh viên, lực lượng lao động tương lai trong thị trường lao động. Các tổ chức giáo dục và giáo dục đại học hoạt động hiệu quả với thế giới công việc tạo ra cầu nối và tăng sự liên quan của giáo dục [emvitet.org]

Thời gian thực hiện dự án: 15.1.2019-14.01.2022

Tổ chức phối hợp: Đại học Khoa học Ứng dụng Häme (HAMK), Phần Lan

Tôi tham gia dự án với tư cách là thành viên cốt lõi (Core team).  Giai đoạn đầu chúng tôi được học tập tại Phần Lan 3 tuần.  Tại Phần Lan chúng tôi được tiếp xúc với môi trường làm việc mới với rất nhiều điều mới mẻ như là: Môi trường học tập sáng tạo, phương pháp sư phạm số, làm thế nào để tổ chức lớp học lấy sinh viên làm trung tâm và học tập dựa trên năng lực. Một số hình ảnh trong chuyến học tập tại Phần Lan.





Sau khi học tập tại Phần Lan chúng tôi trở về nước và tổ chức các hội thảo để lan tỏa cũng như thúc đẩy sự thay đổi của giảng viên trong Trường. Bước đầu chúng tôi nhận được những tín hiệu tích cực từ các Khoa với các yêu cầu tổ chức thêm các hội thảo chi tiết cho từng nội dung như là phương pháp đánh giá thông qua hồ sơ online, các công cụ số, phương pháp sư phạm số. Một số hình ảnh trong các buổi hội thảo tại Trường.




Tôi tin rằng tác động của dự án đến sự thay đổi về nhân thức của giảng viên sẽ là rất tích cực. Với nền tảng khoa học công nghệ phát triển như ngày nay khi thói quen của con người đã thay đổi, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta không thay đổi để thích nghi thì chúng ta sẽ không theo kịp sự phát triển của thời đại.
Các cơ quan truyền thông đưa tin về dự án:
https://lhu.edu.vn/21/34723/Day-hoc-dua-tren-nang-luc-huong-den-Giao-duc-40.html
https://lhu.edu.vn/21/34682/Giang-vien-khong-thay-doi-va-Cai-ket.html
https://lhu.edu.vn/21/33490/Cung-EMVITET-Phan-Lan-tang-cuong-nang-luc-cho-giang-vien-thoi-40.html
http://baodongnai.com.vn/xahoi/201912/tao-he-sinh-thai-moi-trong-giao-duc-2978257/
https://tuoitre.vn/cach-giang-day-moi-khuyen-khich-sinh-vien-tao-ho-so-truc-tuyen-20191202142506031.htm

Tư vấn tổ chức cuộc thi Minirobocon Bình Phước

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giảng viên trong trường ĐH đó là hỗ trợ cộng đồng. Đại Học Lạc Hồng là một trong những đơn vị tạo được tiếng vang trong các cuộc thi Khoa Học Công Nghệ như là thi xe tiết kiệm nhiên liệu, Robocon.v.v. Trong những cuộc thi đó, tôi là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của cuộc thi xe tiết kiệm nhiên liệu tại Trường ĐHLH. Đến thời điểm hiện tại cuộc thi xe tiết kiệm nhiên liệu đã 05 lần vô địch Châu Á và vinh hạnh được tham gia cuộc thi Tay đua thế giới tại Anh vào tháng 6/2019.
Hình 1. Đội xe ĐHLH tham gia giải tay đua thế giới tại anh

Hình 2. Chụp hình với giám đốc hãng xe Ferrari lừng danh tại Vương Quốc Anh
Từ những tiếng vang đó chúng tôi được sự tin tưởng của SKHCN tỉnh Bình Phước mời hợp tác tổ chức cuộc thi Minirobocon Bình Phước. Chúng tôi cùng với tỉnh cho rằng tỉnh Bình Phước với thế mạnh là cây điều nên chúng tôi chọ chủ đề là "Chinh Phục Quả Điều Vàng''. Hột số hình ảnh tại cuộc thi.

Hinh 1. Buổi đầu họp bàn tổ chức cuộc thi tại SKHCN tỉnh Bình Phước
Hình 2. Chụp hình lưu niệm với Giám đốc SKHCN.
Hình 3. Giải thích cơ cấu Robot với Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi
Hình 4. Trao giải tại cuộc thi
Hình 5. Chụp hình lưu niệm với đội vô địch cuộc thi Minirobocon Bình Phước
Hình 6. Chụp hình lưu niệm với ban tổ chức cuộc thi

Hình 7. Chụp hình lưu niệm với ban tổ chức cuộc thi
Tôi cho rằng cuộc thi đã mang lại nhiều điều hứng khởi cho học sinh, sinh viên tại Tỉnh Bình Phước. Bản thân tôi cảm thấy tự hào vì đã góp một phần nhỏ công sức của mình tạo nên niềm hứng khởi và đam mê khoa học của học sinh, sinh viên tỉnh Bình Phước.
Phim mô phỏng chủ đề cuộc thi:



Lời cảm ơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn SKHCN tỉnh Bình Phước đã tin tưởng trao trọng trách cho tôi và các cộng sự. Cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐHLH đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tiển bạc để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ này. Bên cạnh đó,  tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tân là cầu nối tạo điểu kiện hợp tác giữa SKHCN tỉnh Bình Phước và Đại Học Lạc Hồng.

Các bài viết về cuộc thi:

https://lhu.edu.vn/21/34431/DH-Lac-Hong-va-nhung-an-tuong-quanh-cuoc-thi-Robocon-mini-tinh-Binh-Phuoc.html
https://lhu.edu.vn/21/34737/Hoan-thanh-nhiem-vu-co-van-to-chuc-cuoc-thi-Robocon-mini-Binh-Phuoc.html
https://laodongtre.laodong.vn/dao-tao/binh-phuoc-thi-sang-tao-robocon-chinh-phuc-qua-dieu-vang-769536.ldo
https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/be-mac-cuoc-thi-sang-tao-robocon-mini-tinh-binh-phuoc-4240466.html

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Mô hình năm giai đoạn trong thiết kế bài giảng online

Một trong những khó khăn trong thiết kế bải giảng online không phải vấn đề về sử dụng công cụ mà phương pháp sư phạm được lưa chọn. Trong bài viết này giới thiệu mô hình năm bước do Gilly Salmon đưa ra (Hình 1 và Hình 2)

Hình 1. Mô hình năm giai đoạn của Gilly Simon 

Theo đó, mô hình của Gilly Simon gồm năm giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thúc đẩy cá nhân, trong giai đoạn này làm thế nào để thúc đẩy sinh viên tham gia vào lớp học online. Một trong những điều tiên quyết  đó là sinh viên phải dễ dàng truy câp vào bài giảng online của giảng viên. Một số hệ thống E_learning miễn phí đáp ứng được yêu cầu của bước này là: Moodle và Google classroom.
Giai đoạn 2: Thiết lập môi trường tương tác  trực tuyến. Tạo nhóm  để có sự tương tác giữa sinh viên và sinh viên, sinh viên và giáo viên. Trong giai đoạn này giáo viên có thể để sinh viên chủ động chọn các thành viên trong nhóm hoặc giáo viên giới thiệu nhóm. Bên cạnh đó cần có những nghuyên tắc của nhóm ví dụ mục tiêu của nhóm là gì, vai trò của các thành viên trong nhóm.
Giai đoạn 3: Người học làm việc cá nhân, tiếp xúc với các tài liệu mà giáo viên đưa ra. Phần này đòi hỏi người dạy cần có kế hoạch cụ thể để chắc chắn rằng sinh viên của mình tham gia vào các tài liệu bằng cách ra các câu hỏi nhỏ nếu người học không trả lời được câu hỏi thì không tiến hành được bước tiếp theo. Lúc này người dạy đóng vai trò là người tạo ra các nhiệm vụ. Ngoài ra sinh viên sẽ trao đổi thông tin lẫn nhau, phân công nhiệm vụ để hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên đề ra.
Hình 2. Mô hình 5 giai đoạn trong xây dựng bài học online
Giai đoạn 4: Thảo luận và dưa ra các ý kiến trên các diễn đàn. Từ kết quả của thảo luận tích cực sinh viên sẽ tổng hợp và đưa ra các kiến thức mới.
Giai đoạn 5: Sinh viên xem lại các kiến thức đã học, học hỏi lẫn nhau thông qua các cuộc thảo luận trên diễn đàn từ đó tổng hợp được những kiến thức cần để đạt được mục tiêu đề ra.

Tôi nghĩ rằng, trong môi trường lớp học số ngày nay việc áp dụng mô hình năm giai đoạn của Gilly Salmon là khả thi nhưng cần tùy biến cho phù hợp với văn hóa và cách học của sinh viên Việt Nam. Đối với việc tạo các cuộc thảo luận trên môi trường ảo cần phải tạo động lực để sinh viên hợp tác và tích cực đưa ra ý kiến thảo luận. Trong trường hợp chỉ áp dụng được mô hình Gilly Salmon trong hai giai đoạn đầu  đến giai đoạn thứ 3 cần có  sự hỗ trợ của giảng viên trên lớp để sinh viên tích cực thảo luận và tổng hợp kiến thức mới. Các kết quả thảo luận sẽ được chia sẻ lên diễn đàn các bạn cùng lớp sẽ xem lại các kiến thức mới trên môi trường ảo từ đó rút ra được những kiến thức mới.


Giáo dục 4.0: Video tương tác.

Bài viết này trình bày lợi ích của việc thiết kế bài giảng dựa trên video tương tác. Video tương tác là một trong những tài liệu giảng dạy dễ dàng tiếp cận với người học.
Trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển về công nghệ. Thói quen của người học đã thay đổi, người học mong muốn một cách học mới linh hoạt hơn. Người học có thể học mọi lúc mọi nơi và bất cứ môi trường nào mà người học cảm thấy thoải mái. Việc thiết kế bài giảng dựa trên các video không còn là một điều xa xỉ với người dạy khi mà các công cụ trực tuyến hỗ trợ một cách tích cực. Một trong những công cụ tôi dùng để thiết kế bài giảng video là Powtoon (https://www.powtoon.com/home/).Video bên dưới giới thiệu các thực hiện và thiết kế bài giảng dựa trên các video.

Hình 2. Video giới thiệu Video tương tác
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tương tác với người học thông qua các video clip. Giảng viên có thể xây dựng các câu hỏi tương tác ngắn ngay trong bài giảng video của mình hoặc sau khi thiết kế video sử dụng công cụ trong hệ thống Moodle mới để chèn các câu hỏi tương tác vào bài giảng.
Việc xây dựng các video tương tác giúp cho người dạy dễ dàng áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược. Những kiến thức chiếu theo thang đo mức độ nhận thức Bloom ở mức độ nhận thức nhớ và hiểu người học dễ dàng lĩnh hội thông qua video tương tác. Bên cạnh đó, người học có thể xem lại nhiều lần cho đến khi đạt được mục đích. 

Tôi nghĩ rằng, việc thiết kế một video tương tác trong ngày nay không còn là vấn đề đối với người dạy nhưng điều quan trọng nhất đối với người dạy đó là phương pháp sư phạm trong trường hợp này là gì? Tôi thường áp dụng hình thức này cho phương pháp lớp học đảo ngược. Theo đó, các kiến thức ở mức nhớ và hiểu người học có thể tự học thông qua các video của tôi, lên lớp tôi dành thời gian cho các hoạt động như là thảo luận, tổng hợp kiến thức. Thông qua hình thức này tôi có thể đạt được mục tiêu mong đợi.