Trong thập kỷ gần đây với các tiến bộ về khoa học công nghệ, có rất nhiều nhà Khoa học nghiên cứu phương pháp giáo dục đa phương tiện. Một trong những lý thuyết quang trọng trong thiết kế các bài giảng đa phương tiện là lý thuyết của Mayer [1].
1. Giả thuyết của lý thuyết nhận thức về đa phương tiện:
Giả Thuyết |
Mô tả |
Kênh kép |
Con người có các kênh riêng biệt cho xử lý thông tin thị giác và thính giác |
Hạn chế năng lực |
Con người bị giới hạn về số lượng thông tin có thể được xử lý trong mỗi kênh cùng một lúc |
Xử lý tích cực |
Con người tham gia vào
việc học tập tích cực bằng cách xử lý các thông tin được tiếp nhận, thông tin
được chọn lọc sau đó liên kết với những thông tin được tiếp nhận trước đó để
nhận biêt kiến thức |
Giả thuyết 1: Con người sở hữu thông tin riêng biệt các kênh xử lý cho tài liệu được trình bày trực quan (không gian và thính giác ) tài liệu bằng lời nói. Mức độ phù hợp của giả định kênh kép lý thuyết nhận thức về học đa phương tiện nằm trong đề xuất rằng hệ thống xử lý thông tin của con người chứa một kênh thính giác ( lời nói) và một kênh hình ảnh (hình ảnh). Khi thông tin được trình bày trước mắt (chẳng hạn như hình minh họa, hoạt ảnh, video hoặc văn bản trên màn hình), con người bắt đầu bằng cách xử lý thông tin đó trong kênh trực quan; khi thông tin được đưa vào tai (chẳng hạn như tường thuật hoặc âm thanh không lời), con người bắt đầu bằng cách xử lý thông tin đó trong kênh thính giác.
Giả thuyết 2: Con người bị giới hạn về số lượng thông tin có thể được xử lý trong mỗi kênh tại một thời điểm. Khi một minh họa hoặc hình ảnh động được trình bày, người học chỉ có thể giữ một vài hình ảnh trong kênh trực quan của bộ nhớ làm việc tại bất kỳ thời điểm nào.
Giả thuyết thứ ba :Con người tích cực tham gia vào quá trình xử lý nhận thức để xây dựng kiến thức nhất quán về trải nghiệm của họ. Các quá trình nhận thức tích cực này bao gồm chú ý đến thông tin tiếp nhận có liên quan, tổ chức thông tin tiếp nhận thành một nhận thức mạch lạc cấu trúc và tích hợp thông tin tiếp nhận với các kiến thức khác. Quan điểm này coi con người là bộ xử lý tích cực kết hợp với quan điểm xem con người là bộ xử lý thụ động tìm cách thêm càng nhiều thông tin vào bộ nhớ càng tốt, nghĩa là con người như là máy ghi âm, các bản sao của trải nghiệm của con người được lưu vào bộ nhớ để được truy xuất sau này.
Hình 1. Mô hình học tập đa phương tiện của Mayer [2]
Dựa trên các giả thuyết và các phân tích về nhận thức của não bộ Mayer đã đưa ra các nguyên tắc thiết kế bài giảng đa phương tiện được trình bày ở mục 2.
2. Các nguyên tắc thiết kế bài giảng đa phương tiện:
Giảm tải: Trí nhớ ngắn hạn của con người chỉ thực sự hoạt động tích cực trong khoảng thời gian ngắn từ 03 đến 05 phút. Do đó khi lượng thông tin trong một khoảng thời gian ngắn quá nhiều mà không liên quan đến chủ đề của bài học sẽ làm cho não bộ khó tiếp thu. Theo đó, con người thực sự tiếp thu bài học một cách hiệu quả khi những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh tạp không liên quan đến bài học được loại bỏ, các chữ và hình ảnh tương ứng được trình bày gần nhau và được đánh dấu những thông tin quang trọng.
Kiểm soát mức độ khó: Mayer cũng chỉ ra rằng bài học đa phương tiện cần được phân đoạn để phù hợp với nhịp độ của người học, những lý thuyết thiên về mức nhớ hoặc hiểu ( Các khái niệm, nguyến lý) người học được tìm hiểu trước. Người học sẽ học tốt hơn khi bài giảng đa phương tiên được thiết kế đồ họa và diễn giải bằng lời thay vì đồ họa và văn bản trên màn hình, các kênh chữ và đồ họa được kết hợp với nhau thay vì kênh chữ và kênh đồ họa riêng lẽ.
Tăng thông tin: Tăng những thông tin làm cho người học hiểu được vấn đề cần học. Theo đó, Mayer đã đưa ra những nguyên tắc tăng thông tin như là: Nguyên tắc giọng nói (Không nên sử dụng giọng nói không phải của con người), nguyên tắc cá nhân hóa, nguyên tắc phản hồi và nguyên tắc tự ngẫm.