Tư vấn tổ chức cuộc thi Minirobocon 2019 cho tỉnh Bình Phước

Cuộc thi nhằm kích hoạt sự sáng tạo, đam mê công nghệ của học sinh, sinh viên tỉnh Bình Phước.

Digital Immersion forum

Chia sẻ thuận lợi và thách thức trong quá trình chuyển đối số trong giáo dục tại diễn đàn "Digital Immersion forum" do dự án BUILD IT phối hợp đại học Arizona State University và Đại Học Công nghiệp Hà Nội tổ chức

Cuộc thi Shell Eco_marathon Europe tại London

Cuộc thi Shell eco_marathon tại London là một cuộc thi thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho học sinh, viên viên lớn nhất thế giới.

Tham gia khóa tập huấn tại Phần Lan

Khóa học phương pháp sư phạm số nằm trong khuôn khổ dự án EMVITET.

Tham gia tập huấn giáo dục 4.0 tại Phần Lan

Phần Lan là một đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng

Tôi được lời mời tham gia Hội thảo về  Văn Hóa Chất lượng trong giáo dục,  diễn ra tại Đại Học Việt Đức. Đến tham dự hội thảo có nhiều nhà nghiên cứu về chất lượng Đại Học tại khu vực phía nam như là: Đại Học Quốc Gia TPHCM, Đại Học Tôn Đức Thắng, TT Kiểm Định Đại Học Quốc Gia và Đại Học Lạc Hồng.
Buổi thảo luận được giáo sư Harald Gilch đến từ Đại Học Consul, Đức hướng dẫn. Có nhiều quan đểm về đảm bảo chất lượng được các diễn giả tham gia hội thảo đưa ra như là Đảm bảo chất lượng phải có hệ thống và hoạt động theo chu trình PDCA làm thế nào để đạt được mục tiêu và sứ mạng của trường Đại Học đề ra. Kết quả thảo luận của các nhóm như hình 1.

HÌnh 1. Kết quả thảo luận của các nhóm về chủ đề QA và QM

Theo tôi QA là một quy trình nhỏ vận hành theo PDCA để làm thế nào đạt được 1 mục tiêu chất lượng. Còn QM là một hệ thống vận hành theo chu trình cải tiến liên tục để làm thế nào đạt được sứ mạng của nhà trường.



Hình 2. Thảo luận làm thế nào để thực hiện quy trình ĐBCL
Tôi cho rằng đối với môi trường giáo dục việc cải tiến liên tục là của tất cả nhân viên, giảng viên trong trường. Mỗi một thành viên chỉ cần làm tốt công việc của họ và tuân thủ theo quy trình PDCA  thì việc đưa ngôi trường của mình tiến về phía trước không còn là một điều khó khăn nữa. 

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

A wireless visualization monitoring, evaluation system for commercial photovoltaic modules solely in MATLAB/Simulink environment

This paper proposes a wireless photovoltaic (PV) visualization monitoring, evaluation, and fault detection system based on the STM32F4DISCOVERY board with Bluetooth data transmission in the MATLAB/Simulink platform. All of the irradiance, the cell temperature, voltage, and current of PV devices are acquired through the microcontroller-based DAQ board. These measurements data are transferred to a host computer by both Bluetooth slave module and Bluetooth master one built in a laptop. These measurement data are visually displayed in the form of dashboard in the MATLAB/Simulink environment and are simultaneously input to PV model for theoretical simulation. The functions of evaluation and fault detection for PV modules under practical working conditions are conducted and displayed at the same software platform.



link: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0038092X16305084

A Method to Estimate the Yield of Photovoltaic Power Plant Solely in MATLAB/Simulink

The Yield of photovoltaic power plant grid-connected depends upon seasonable variation of solar radiation, system loss, soiling loss, and loss of inverter. This paper presents a method to estimate the yield of photovoltaic power plant solely in MATLAB/Simulink. The yield of photovoltaic power plant grid-connected has been developed based on the photovoltaic model, loss model. In this case, the 1MW solar power plant connected in the grid in three locations in Vietnam have been simulated with the weather season variable and compared with PVGIS software. From the result, the total yield of photovoltaic power plant connected into the grid is range 1180.16 to 1247.42 MWh/Year with the losses system is 28% including losses of system and irradiance losses. Furthermore, the gap between this systems compared with PVGIS software is range –1.47 to 4.64 MWh/Month.


link:
https://ieeexplore.ieee.org/abstract/document/8823491

Embedded photovoltaic monitoring device, system and method

An embedded PV monitoring device comprises a data receiving unit, a processing unit, a simulating unit and an evaluating unit. An embedded PV monitor system comprises a PV unit, a sensing unit and an embedded PV monitoring device. An embedded PV monitor method mainly utilizes the monitoring device to receive voltage and current parameters of the PV module and an environment working parameter. An output current and an output power of the PV module can be actually calculated, while the output current and the output power of the PV module can be simulated and estimated according to the voltage parameter and the environment working parameter. Thus, the field test monitoring and evaluating on the PV module can be automatically performed and a warning message can be timely outputted. This is advantageous to the detection of the yield of the PV module and the increase of the production quality.


link
https://patents.google.com/patent/US20170149380A1/en

Self-sufficient energy recycling of light emitter diode/thermoelectric generator module for its active-cooling application

Abstract

This paper presents the energy recycling and self-sufficient application of a novel high-power light emitting diode integrating with a thermoelectric generator module. The proposed lighting module in which a thermoelectric generator device is sandwiched between light emitting diode device and heat sink autonomously recycles the waste heat to self-sufficiently support for its active cooling with an electrical fan. The start-up responses of illuminance, temperature, current and power for the proposed module were evaluated through experimental measurement. The corresponding mathematical model was derived and simulation model was built using MATLAB/Simulink for verification. The illuminance, electrical, and thermal performances have a close agreement between experiment and simulation results. The technological viability about both autonomous operation and self-sufficient energy recycling for the novel module with the active cooling was validated. Compared with passive-cooling devices, the proposed module declines the working temperature and improves illuminance simultaneously.

link:

Công nghệ lightboard trong giáo dục đại học

Ngày nay, khi thói quen học tập của người học thay đổi, người học muốn học tập một cách linh hoạt mọi lúc  mọi nơi, và trên các thiết bị di động. Dựa trên  công nghệ điện toán đám mây các công cụ hỗ trợ dạy học, quản lý học tập ra đời. Có nhiều phương pháp để xây dựng bài giảng trực tuyến.  Trong bài viết này trình bày công nghệ lightboard, một công cụ hỗ trợ giảng dạy từ xa và học tập trực tuyến.
Công nghệ lightboard là gì?
Công nghệ lightboar bao gồm một bảng kính trong suốt, bút màu viết lên bảng kính có thể xóa được. ngày dạy sẽ viết và vẽ nội dung bài giảng lên một bảng trong suốt trước một máy quay trong một phòng với nền đen.  Các đèn LED được bố trí xung quanh bảng kính trong suốt để đảm bảo chiếu sáng cho bảng.
Ứng dụng công nghệ lightboard trong giảng dạy
Sau khi hoàn thành bài giảng sản phẩm là một video clip. Video bài giảng này sẽ được tải lên các hệ thống quản lý học tập. Người học sẽ truy cập và xem bải giảng trả lời các câu hỏi nhỏ mà người dạy đã soạn trước hoặc  hỏi trong video clip. Video bên dưới là một ví dụ sử dụng công nghệ lightboard.

Trong quá trình tham gia tập huấn tại Phần Lan tôi được trải nghiệm thiết kế bài giảng online dựa trên công nghệ lightboard. Tôi cho rằng, việc kết hợp công nghệ và phương pháp sư phạm của giảng viên sẽ làm cho người học hứng khởi và chủ động hơn trong việc học của mình.

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trong giáo dục đại học

Bài viết này trình bày một cách ngắn gọn định nghĩa về chuẩn đầu ra của của chương trình đào tạo giáo dục đại học. Trong xây dựng chương trình đào tạo giáo dục đại học, người xây dựng chương trình đào tạo cần xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình sao cho đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan và phải đo lường được. Bên cạnh những yếu tố nêu trên, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cần phải phù hợp với mục tiêu của chương trình đào tạo và tầm nhìn sứ mạng của Khoa của trường. Định nghĩa về chẩn đầu ra và cách phát biểu chuẩn đầu ra được trình bày như video sau:
Ví dụ: Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngày Công Nghệ Kỹ Thuật Điện -Điện tử
1. Giải thích được những lý thuyết cơ bản về kiến thức xã hội
2. Áp dụng các kiến thức toán, lý, khoa học tự nhiên, kỹ thuật điện, điện tử để giải các bài toán trong lĩnh vực Kỹ thuât điện – Điện tử
3. Truyền đạt ý tưởng và giao tiếp hiệu quả bằng văn bản, hình ảnh và lời nói về các hoạt động trong lĩnh vực Kỹ thuật điện - Điện tử
4. Áp dụng các kỹ thuật, kỹ năng, trang thiết bị và công cụ hiện đại để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Kỹ thuật điện - Điện tử
5. Nhận biết, phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề Kỹ thuật điện - Điện tử
6. Thiết kế, cải tiến các hệ thống Điện – Điện tử dân dụng và công nghiệp
7. Đánh giá sự ảnh hưởng của các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật điện -Điện tử đến môi trường, xã hội
8. Thể hiện tác phong chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp
9. Làm việc nhóm hiệu quả
10. Tham gia học tập suốt đời 
Theo tôi, việc xây dựng chuẩn đầu ra đúng cách và phù hợp với mục tiêu và sứ mạng của nhà Trường là rất cần thiết. Điều này giúp cho giảng viên hiểu được mình cần phải xây dựng bài giảng như thế nào cho phù hợp, sinh viên hiểu một cách rõ ràng mình được học những kỹ năng gì trong môn học nói riêng và trong chương trình đào tạo nói chung. Đối với doanh nghiệp và xã hội hiểu một cách rõ ràng về năng lực cũng như kiến thức và kỹ năng sinh viên của ngôi trường đó có thể đạt được ngay tại thời điểm tốt nghiệp.

x

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Các công cụ số trong giảng dạy

Những năm gần đây khi mà xu hướng thay đổi phương pháp giảng dạy từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dạy và học tích cực ngày càng rộng rãi, vấn đề đặt ra là làm thế nào áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng mức độ nhận thức.  Theo tháp phương pháp giảng dạy [1] thì phương pháp thuyết giảng chỉ tiếp thu vấn đề 10% mà thôi để đạt mức độ nhận thức cao hơn cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy như là thảo luận nhóm (50%), thực hành (75%)...
Hình 1. Tháp phương pháp giảng dạy [1]
Để thay đổi phương pháp giảng dạy như thảo luận để giải quyết vấn đề. Giảng viên cần áp dụng công nghệ để giảm thời gian thuyết giảng và tăng tính tương tác. Trong bài viết này giới thiệu một số công cụ hỗ trợ học tập.
Bảng 1. Các công cụ số hỗ trợ giảng dạy
Tên công cụ
Chức năng chính
Địa chỉ truy cập
Socrative
- Kiểm tra sự hiểu biết của người học bằng cách trả lời các câu hỏi.- Cung cấp cho giáo viên những phản hồi có giá trị và kịp thời
Poll Everywhere
- Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm- Thu thập các phản hồi của người học thời gian thực- Phản hồi hiển thị theo dạng biểu đồ, hình ảnh, và văn bản được nhúng trong bài trình bày (Power Point)- Kết quả cập nhật trực tiếp cho tất cả người học trong lớp cùng xem
Kahoot
- Thiết kế các trò chơi phục vụ cho giảng dạy- Kiểm tra các kiến thức ở mức nhớ, hiểu ngay tại lớp học thông qua trò chơi.- Kích thích sự tham gia vào lớp học của người học.
Padlet
Bảng số trực tuyến. Người học, người dạy chia sẻ tài liệu, hình ảnh kết quả thảo luận.
Ví dụ: Ứng dụng Poll everywher trong khảo sát trước khi triển khai tập huấn các phần mềm hỗ trợ dạy học.
Hình 1. Kết quả tương tác bằng phần mềm poll everywhere

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Kinh nghiệm cải tiến liên tục trong công tác giảng dạy

Cải tiến liên tục trong công tác giảng dạy là một trong những quy trình để tăng chất lượng giảng dạy. Mỗi giảng viên  tự  đưa ra quy trình cải tiến liên tục cho môn học, buổi học của mình để từ đó  đưa ra những điểu chỉnh phù hợp cho buổi học và khóa học tiếp theo. Theo đó,  công cụ cải tiên liên tục đề xuất trong bài chia sẻ này là công cụ PDCA (Plan-Do-Check-Act).
Plan ( Lập kế hoạch) Giảng viên lập kế hoạch giảng dạy dựa trên chuẩn đầu ra môn học.
 Ví dụ: trong buổi học đặt ra chuẩn đầu ra là phân tich, nghĩa là sau khi học xong buổi học này sinh viên phải biết phân tích. Như vậy, giảng viên không thể tổ chức lớp học theo phương pháp thuyết giảng mà cần có kế hoạch tổ chức các hoạt động thảo luận để giải quyết vấn đề. Bên cạnh phương pháp truyền đạt, giảng viên cần lên kế hoạch các hoạt động trên lớp, phương pháp đánh giá phù hợp cho chuẩn đầu ra của buổi học.
Do (Thực hiện) Giảng viên triển khai các kế hoạch đã lên kế hoạch trước. Ví dụ ở bước kế hoạch giảng viên lên kế hoạch cho hoạt đông phân tích, ở bước này giảng viên tổ chức thảo luận một vấn đề và sinh viên cần phải thảo luận và đưa ra được kết luận. Bên cạnh đó, giảng viên triên khai các bước đánh giá thông qua các câu hỏi nhỏ hoặc đánh giá các kết luận mà sinh viên hoàn thành trong thảo luận nhóm. Cuối  mỗi khóa học giảng viên tạo các câu hỏi khảo sát để thu thập ý kiên của sinh viên về chất lượng buổi học, khóa học cũng như những điều chưa hài lòng cùa sinh viên.
Check (Kiểm tra): Sau khi có kết quả đánh giá của sinh viên giảng viên phân tích để tìm ra phần chưa đạt của buổi học, khóa học.
Act (Cải tiến): Sau khi có kết quả phân tích giảng viên rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho buổi học, khóa học tiếp theo.
Ví dụ: Triển khai buổi học môn Năng lượng mặt trời.
Kế hoạch giảng dạy:
Thực hiện giảng dạy:


Kiểm tra:
Căn cứ vào kết quả trả lời các câu hỏi Qizz, và feedback của sinh viên giảng viên sẽ liệt kê được những điểm mạnh và tồn tại của môn học của mình .Từ đó đưa ra kế hoạch điều chỉnh cho các buổi học tiếp theo.
Cải tiến: Đưa ra các nội dung cần điều chỉnh cho buổi học, khóa học tiếp theo.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Quan điểm của nền giáo dục Phần Lan

Giáo dục Phần Lan là một trong những nền giáo dục được đánh giá là hàng đầu thế giới. Tôi may mắn được đại diện Trường Đai Học Lạc Hồng tham gia dự án EMVITET, dự án nhằm tạo hệ sinh thái giáo dục cho Việt Nam dựa trên triết lý lấy sinh viên là trung tâm, học tập dựa trên năng lực, hợp tác và kết nối trong môi trường số. Trải qua ba tuần sống và học tập tại Trường Đai Học Hamk, Phần Lan tôi đã tiếp cận và tìm hiểu một số điều thú vị về nền giáo dục này.

Hình 1. Các giáo viên Việt Nam tham gia học tập tại Phần Lan
Niềm tin: Thầy/ Cô tin vào sinh viên của mình, tin vào lãnh đạo của mình những người có tầm nhìn  đưa ra mục tiêu và định hướng để họ đi theo và đặc biệt họ tin vào đồng nghiệp của mình những người sẽ cùng mình thay đổi để phát triển.
Chấp nhận rủi ro:  Để có sự phát triển những người làm giáo dục chấp nhận những rủi ro nhận các dự án cùng với sinh viên tạo ra các sản phẩm cho doanh nghiệp. Những người làm giáo dục tại Phần Lan quan niệm rằng không ai có thể dạy cho sinh viên mình những sai lầm và làm thế nào để vượt qua sai lầm, chỉ có trải nghiệm của chính sinh viên mới có thể đúc kết được kinh nghiệm để vượt qua những sai lầm.

Khả năng thích nghi:  Trong giáo dục hiện đại thì khả năng thích nghi với các môi trường khác nhau là rất quang trọng, bởi vì khi sinh viên tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc ở các môi trường khác nhau và không có bất cứ mô hình mẫu nào để đào tạo cho sinh viên để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp ngay tại thời đểm tốt nghiệp. Do đó, cần phải đào tạo kỹ năng thich nghi với những môi trường làm việc khác nhau là điều rất cần thiết.
Sự tồn tại: Thầy Cô tại Phần Lan quan niệm rằng trong cùng một lúc chỉ có thể hoàn thành tốt một công việc. Do đó, Thầy/Cô không chấp nhận thói quen sinh viên tồn tại trong lớp học mà sử dụng thời gian đó cho mục đích khác.  Khái niệm tồn tại ở đây có nghĩa là mặc dù sinh viên đang trong lớp học nhưng họ đang tồn tại ở một nơi khác cái tồn tại trong lớp học chỉ là thể xác mà thôi.
Hợp tác: Họ đề cao tinh thần hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau giải quyết vấn đề.
Trong suốt 3 tuần tại Phần Lan ngoài những điều thú vị bên lề tôi và nhóm còn tiếp thu được nhiều kiến thức mới như là cách triển khai lớp học với những cách khác biệt, các công nghệ trong giảng dạy, phương pháp sư phạm số và cách thức lên kế hoạch cho một buổi học online.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Techno-Economic Analysis of Solar Power Plant Project in Binh Thuan, Vietnam

Abstract:
This paper aims to determine the important parameters of the solar power plant project located in Binh Thuan such as energy production, the number of solar panels, the number of the inverters and economic analysis. In this study, the solar power plant project with 1MW capacity installed and the location has the solar radiation from 1800 kWh/m 2 to 1900 kWh/m 2 per year is used to analyze. The PVSyst software was used to determine the energy production, the number of inverters, and the number of the solar panels. Furthermore, an economic model was proposed and used to identify the Net Present Value (NPV) with the discount rate 8% and 10%, Internal Rate of Return (IRR), Levelized Cost of Energy (LCOE) and payback years. From the results, the energy produced was around 1631MW per year, and NPV with discount rate 8% were beneficial, and LCOE was 21 cents USD per kWh. In addition, with the price to sell of electricity production to EVN was 9.35 cents, the Payback years was within in the range 9-12 years.



Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

PHÂN TÍCH KINH TẾ CHO HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN MÁI NỐI LƯỚI TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bài báo này phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cho một hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới. Dựa vào số liệu bức xạ mặt trời tại 14 phường của thành phố Thủ Dầu Một và biểu đồ phụ tải tiêu biểu của hộ gia đình tại thành phố Thủ Dầu Một để đưa ra mô hình tính toán và phân tích tính khả thi của hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới. Mô hình tính toán sản lượng điện được xây dựng dựa trên phần mêm PV Syst. Từ kết quả tính toán cho thấy đối với các hộ gia đình thông thường lắp đặt hệ thống điện mặt trời từ 3kW – 5 kW, sản lượng điện tương ứng là 4,48 – 7,54MWh/năm là phù hợp. Giá đầu tư cho hệ thống dao động từ 2827-4260USD, thời gian hoàn vốn từ 6-7 năm.

Từ khóa: Điện mặt trời; điện mặt trời trên mái; phần mềm PV Syst; điện mặt trời nối lưới; phân tích kinh tế

link:http://tapchikhcn.udn.vn/volume/167/Phan_tich_kinh_te_cho_he_thong_dien_mat_troi_tren_mai_noi_luoi_tai_thanh_pho_Thu_Dau_Mot__tinh_Binh_Duong-10152/10152


Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Các công trình đã xuất bản

Tạp chí trong và ngoài nước

  1. Tsai Huan-Liang and Le Phuong Truong,"Self-sufficient energy recycling of light emitter diode/thermoelectric generator module for its active-cooling application," ENERGY CONVERSION AND MANAGEMENT, Vol.110, No.118, United Kingdom, Jun 2016, pp.170-178.(SCI)
  2. PT Le, HL Tsai, TH Lam, “A wireless visualization monitoring, evaluation system for commercial photovoltaic modules solely in MATLAB/Simulink environment Solar Energy, vol 140, pp. 1-11, 2016 (SCI)
  3. PT Le, HA Quoc, N Van Thuyen, HL Tsai, A Method to Estimate the Yield of Photovoltaic Power Plant Solely in MATLAB/Simulink, 2019 International Conference on System Science and Engineering (ICSSE), 201-205.
  4. T Le Phuong, KL Khai, Self-developed Three Wheels Omni-Directional for Autonomous Mobile Robots, Proceedings of the 3rd International Conference on Machine Learning and Soft Computing, 2019
  5. Phuong Truong Le, Van Dung Nguyen, Phuong Long Le, Techno-Economic Analysis of Solar Power Plant Project in Binh Thuan, Vietnam, 2018 4th International Conference on Green Technology and Sustainable Development (GTSD)
  6. Nguyễn Tấn Hòa Lê Phương Trường, Trần Minh Bằng, Lợi Nguyễn Phúc Ân, ECONOMIC ANALYSIS FOR THE ROOFTOP PHOTOVOLTAIC SYSTEM CONNECTED TO GRID AT THU DAU MOT CITY IN BINH DUONG PROVINCE, Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ - Đại Học Đà Nẵng. 2017
  7. Le Phuong Truong and Tsai Huan-Liang,"An Accurate, Low-cost Photovoltaic (PV) Evaluation-on-Chip (EoC) System by Combining MATLAB/Simulink and Microprocessor," The International Conference of Engineering and Applied Science (2016 TICEAS), 新加坡, Singapore, Feb 2016, pp.228-239.
  8. Tsai Huan-Liang and Le Phuong Truong,"A Novel Automatic Evaluation System with a Hardware-in-the-Loop (HIL) Configuration for Commercial Photovoltaic (PV) modules," 2015 Automation, 台北市, R.O.C, Nov 2015, pp.305-310.
  9. Le Phuong Truong, Tran Huu Tuyen and Nguyen Ngoc Phuong, “ A new method for collecting the garbage Non – Using Energy,” in The 2012 international conference on green technology and sustainable (2012), Vietnam.
  10. Nguyễn Ngọc Phương, Phạm Văn toản, Lê Phương Trường, “ Máy láp ráp tự động chi tiết chốt và bánh răng trong băng xóa,” Hội nghị cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6, Việt Nam, 2012, trang 78.
  11.  N. V. Quynh, T. Hanh, and L. P. Truong, "Based on Fuzzy and SVPWM to Control Speed of PMSM without Sensor," in Proceedings of International Workshop on Agricultural and Bio-Systems Engineering (IWBE2011), Vietnam, 2011, pp. 281-292.
  12.  N. V. Quynh, T. Hanh, T. T. T. Tam, and L. P. Truong, "Application of FPGA to Control Speed of Permanent Magnet Synchronous Motor without Sensor," in The 5th National Conference on Fundamental and Applied IT Research (Fair2011), Vietnam, 2011, pp. 273-280.
  13. Jing Ming Leeng, Le Phuong Truong, “Economic analysis of Wind – PV hybrid system at 25 locations in Taiwan,” in the 30th conference on Energy (2010), Taiwan.

Các giải thưởng sáng chế


[1] H. L. Tsai, Y. H. Lian, and P. T. Le, “Novel LED lighting with waste heat recycling for its active cooling application”, Cuộc thi sang chế quốc tế lần thứ 19 tại Moscow, Nga, Huy chương bạc.


[2] H. L. Tsai and P. T. Le, “Autonomous active cooling and thermoelectric generation for LED lighting”,「IENA 2015 International Trade Fair」, October 29~November 1 2015, Huy chương đồng.

Bằng sáng chế

[1] H Tsai, PT LE - US Patent 20,170,149,380, “Embedded photovoltaic monitoring device, system and method” 2017.
x
 Sách quốc tế

[1] Le Phuong Truong, Huan-Liang Tsai, Lam Thanh Hien,” Photovoltaic Evaluation System: Design and Implementation of Novel Photovoltaic Evaluation System Using MATLAB/Simulink and Microcontroller Platforms”, LAP LAMBERT Academic Publishing (October 18, 2016)

PDCA công cụ cải tiến chất lượng giáo dục

PDCA là gì?
PDCA là một phương pháp quản lý bốn bước lặp đi lặp lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau hay còn gọi là chu trình cải tiến liên tục.
Nội dung các giai đoạn của chu trình được giải thích cụ thể như sau:
Plan (lập kế hoạch): Lập kế hoạch, ở bước này cần phải xác định mục tiêu, nguồn lưc, thời gian thực hiện và phương pháp để đạt được mục tiêu mong muốn.
Do (thực hiện kế hoạch): Thưc hiện kế hoạch, triển khai chi tiết kế hoạch đã đưa ra.
Check (kiểm tra): Dựa vào kết quả báo cáo công việc so sánh với mục tiêu để kiểm tra và đánh giá kết quả.
ACT (hành động): Thông qua các kết quả đánh giá thu được sẽ có những tác động thích hợp để điều chỉnh nhằm bắt đầu lại chu trình mới với số liệu đầu vào mới.
Ứng dụng PDCA trong cải tiến chất lượng giáo dục
Chu trình cải tiến giáo dục PDCA được các cở sở giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng nhiều thập kỷ qua và sự hiệu quả của nó đã được chứng minh.
Một ví dụ cụ thể về việc áp dung quy trình PDCA để cải tiến đề cương chi tiết môn học:
Plan: Lên kế hoạch cải tiến đề cương chi tiết
Do: Tổ chức họp hoặc khảo sát lấy ý kiến của các bên liên quan tiến hành hiệu chỉnh đề cương.
Check: Đánh giá  sự phù hợp của đề cương với chuẩn đầu ra của chương trình
ACT: Từ các kết quả đánh giá tiến hành những hiệu chỉnh phù hợp để bắt đầu cho một chu trình hiệu chỉnh đề cương mới.

Giáo dục 4.0 khai phóng sự sáng tạo

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang phát triển mạnh mẽ, nó đang dần thay đổi môi trường làm việc và thói quen của chúng ta. Giáo dục cũng cần phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu thời đại này. Theo đó, giáo dục cũng trải qua những thay đổi lớn theo từng thời kỳ cụ thể tóm tắt như sau:
Giáo dục 1.0:  Người học muốn học phải đến lớp nghe thuyết giảng tài liệu học tập chủ yếu là sách giáo khoa. Công cụ của người học chủ yếu là giấy và bút và người dạy là sách giáo khoa, phấn và bảng. Đầu ra lúc này chỉ yêu cầu là những công nhân lành nghề (theo J.C.B)
Giáo dục 2.0: Được đánh dấu bằng việc sử dụng máy tính và mạng internet việc giảng dạy có sự tương tác qua lại giữa ngươi học và người dạy. Với sự bùng nổ của mạng internet người học có thể học mọi lúc mọi nơi các tài liệu giảng dạy được số hóa. Người dạy và người học sử dụng nguồn tài liệu khổng lồ trên mạng để bổ sung kiến thức của mình.  
Giáo dục 3.0: được đánh dấu bởi sự hình thành các hệ thống MOOC (Massive Open Online Courses) như Coursera, Udacy, edX, Udemy, Khan Academy, v.v. nên giáo dục được xã hội hóa toàn cầu, không giới hạn đối tượng. Triết lý về phương pháp dạy và học cũng có sự thay đổi lớn từ truyền thống qua phương pháp học tập hỗn hợp và lớp học đảo ngược. Phương pháp học tập hỗn hợp kết hợp hài hòa giữa trực diện và trực tuyến để việc dạy và học được hiệu quả tối đa về thời gian cũng như không gian. Lớp học đảo ngược thay đổi toàn diện qui trình đào tạo truyền thống. Người học kiến thức căn bản ngoài lớp học từ các tài liệu trên hệ thống trực tuyến của trường, các hệ thống kết nối mở MOOC, Wikipedia, Youtube, v.v. Trong lớp thì học cách ứng dụng kiến thức để phản biện, giải quyết vấn đề qua trao đổi với người dạy và với nhóm. Vai trò của thầy cô cũng thay đổi. Thầy cô đứng ở vai trò hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học hỏi của học sinh chứ không còn ‘dạy’ kiến thức cho học sinh [https://en.wikipedia.org/wiki/Education_3.0] [Trương Nguyện Thành]

                                                                       Ảnh: Assoc. Prof. Soranit Siltharm

Giáo dục 4.0: là nền giáo dục khai phóng sự sáng tạo
Giáo dục 4.0 là nền giáo dục đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Giáo dục 4.0 được đánh dấu bằng sự thay đổi lớn về mục tiêu đào tạo và triết lý giáo dục chuyển từ truyền đạt kiến thức sang kích hoạt sự sáng tạo của người học. Người dạy lúc này trở thành người kích hoạt, tạo động lực và khai phóng khả năng sáng tạo của người học. Con người sẽ trở nên vô giá trị khi tất cả công việc truyền thống được thay thế bằng robot, các hệ thống tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Do đó, chỉ có sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề là thứ duy nhất con người hơn các hệ thống máy móc và trí tuệ nhân tạo. Để đạt được mục tiêu này thì cần phải mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy và học thay vì sử dụng phương pháp truyền thống.
Theo giáo sư Trương Nguyện Thành thì nền giáo dục của các nước tiên tiến đang ở giai đoạn 3.0 và đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng để tiến tới nền giáo dục 4.0 trong khi đó nền giáo dục Việt Nam vẫn ở đâu đó 2.0 cần mạnh dạn thay đổi đế tiến tới 3.0 và từng bước chuẩn bị cơ sở hạ tầng hội nhập Quốc tế với nền giáo dục 4.0 nếu không chúng ta chắc chắn sẽ bị đào thải.
Trong những năm gần đây với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng cũng như không ngừng nâng cao trình độ giảng viên Khoa Cơ điện – Điện tử  trường Đại học Lạc Hồng tự tin thay đổi để tiến đến nền giáo dục 3.0 và từng bước hội nhập Quốc tế với nền giáo dục 4.0 ờ tương lai không xa.

Thang đo mức độ nhận thức: Công cụ nền tảng để đạt được mục tiêu giáo dục

Thang đo mức độ nhận thức được phát triển bởi nhà nghiên cứu giáo dục Benjamin Bloom, giáo sư trường đại học Chicago, Mỹ. Bloom đưa ra sáu mức độ nhận thức gọi là thang đo Bloom (Bloom's taxonomy). Thang đo này được sử dụng hơn năm thập kỷ qua và đã chứng minh được sự hiệu quả của nó trong giáo dục.
Theo đó, 6 mức độ nhận thức của Bloom được cụ thể như sau:
Nhớ (knowledge)
Nhớ là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin của người học. Ở cấp độ nhận thức này người học lặp lại được những thông tin được hỏi, ví dụ trình bày được định luật, định lý được học.
Để đánh giá mức độ nhớ của người học, khi đặt câu hỏi kiểm tra người dạy dùng những động từ như là: liệt kê, gọi tên, định danh, giới thiệu/chỉ ra, xác định, nhận biết, nhớ lại, đối chiếu, phân loại, mô tả, định vị, phác thảo, lấy ví dụ, phân biệt quan điểm từ thực tế…
Hiểu (comprehension)
Hiểu là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả hoặc hậu quả).  Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. Người học phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ. 
Với mục đích đánh giá xem sinh viên hiểu bài đến đâu, người dạy có thể dùng các động từ sau trong câu hỏi kiểm tra: diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại, viết lại, lấy ví dụ, tóm tắt, giải thích, diễn dịch, mô tả, so sánh, chuyển đổi, ước lượng…
Áp dụng (application)
Áp dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Áp dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là Áp dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới. 
Để đánh giá khả năng Áp dụng của sinh viên, thì câu hỏi mà người dạy sử dụng thường có những động từ sau: áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, thao tác, dự đoán, bày tỏ…
Phân tích (analysis)
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó. 
Muốn đánh giá khả năng phân tích của người học , khi đặt câu hỏi kiểm tra người dạy có thể sử dụng các động từ:  đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, phân loại, phác thảo, liên hệ, phân tích, tổ chức, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt…
Tổng hợp (synthesis)
Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn. Ở mức độ này người học phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới. 
Các động từ có thể dùng cho câu hỏi kiểm tra với mục đích đánh giá khả năng tổng hợp của người học:thảo luận, lập kế hoạch, so sánh, tạo mới, xây dựng, sắp đặt, sáng tác, tổ chức, thiết kế, giả thiết, hỗ trợ, viết ra, báo cáo, hợp nhất, tuân thủ, phát triển…

Đánh giá (evaluation)
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận). Để sử dụng đúng mức độ này, sinh viên phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm. [1]
Vận dụng thang đo mức độ nhận thức để xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra và đánh giá mức độ đạt được của người học người dạy đối với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là phương pháp để đạt được mục tiêu giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
[1] Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The Cognitive 

Mô hình lớp học đảo ngược kích hoạt sự sáng tạo

Khoa cơ điện – Điện tử là một trong hai khoa của trường Đại học Lạc Hồng tiến đến kiểm định chương trình đào tạo quốc tế theo chuẩn AUN – QA (mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á). Để tiến tới đạt được kiểm định theo chuẩn quốc tế khoa Cơ điện - Điện tử đã không ngừng học hỏi cải tiến từ hệ thống chất lượng bên trong, phương pháp giảng dạy tích cực và sử dụng công cụ hiện đại trong giảng dạy. Các phương pháp giảng dạy hiện đại giải quyết được bài toán thiếu thời gian cho các hoạt động tích cực trên lớp để đáp ứng chuẩn đầu ra ở mức độ nhận thức cao như các hoạt động thảo luận nhóm, tự học hỏi lẫn nhau tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. Một trong những phương pháp đó là mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom).
Mô hình lớp học đảo ngược
Mô hình lớp học đảo ngược được xây dựng dựa trên phương thức lấy sinh viên làm trọng tâm, người dạy sẽ định hướng việc tìm hiểu kiến thức (thông qua những giáo trình eLearning đã được người dạy chuẩn bị trước như là xem các video, đọc các nghiên cứu hoặc giáo trình liên quan để trả lời các câu hỏi liên quan đến khối kiến thức mà người học cần được trang bị khi lên lớp ở mức độ nhận thức thấp ở nhà (Theo thang đo mức độ nhận thức của Bloom mức độ nhận thức thấp là nhớ và  hiểu). Khi lên lớp sinh viên được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẽ lẫn nhau, làm các hoạt động ở mức độ nhận thức cao (theo thang đo Bloom mức nhận thức cao là: phân tích, đánh giá, sáng tạo) dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi sinh viên phải hoạt động trí não như vậy là giáo viên đạt được mục tiêu tổ chức các hoạt động tư duy ở mức cao, bằng cách làm này giáo viên kích hoạt được sự sáng tạo của sinh viên.
Sinh viên sôi nổi thảo luận nhóm với các hoạt động ở mức độ nhận thức cao
Bên cạnh đó, các hoạt động tương tác trên lớp với sinh viên được thực hiện thông qua các công cụ hiện đại chạy trên nền tảng phần cứng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay. Các hoạt động tương tác này tạo nên sự hứng khởi cho sinh viên giảm đi sự nhàm chán trong những tiết học đặc thù của khối kỹ thuật. Hiệu quả của lớp học đảo ngược đã được kiểm chứng ở các nước có nền giáo dục phát triển như là Mỹ, Úc, Singapore….
Tương tác với sinh viên bằng những công cụ hiện đại
Những đổi mới nêu trên sẽ thay đổi cách tiếp cận của giảng viên và sinh viên hình thành nên văn hóa tự học, tự nghiên của sinh viên và đạt được mục tiêu lấy sinh viên làm trọng tâm trong các hoạt động dạy và học của Khoa Cơ Điện – Điện tử. Tuy nhiên mô hình đổi mới này tồn tại một số khó khăn như là đòi hỏi giảng viên là những người giỏi về công nghệ và các phòng học phải đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ. Những năm gần đây với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cũng như không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao những khó khăn nêu trên đã được giải quyết

Tập huấn xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chương trình đào tạo của khoa dược

Sáng ngày 28/10/2019, tại Hội trường D503, cơ sở 2 Đại học Lạc Hồng, đã diễn ra buổi tập huấn, trao đổi, thảo luận về việc xây dựng Sứ mạng, Tầm nhìn và Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành Dược học – Khoa Dược.
Buổi tập huấn có sự tham dự của TS. Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Lê Phương Trường, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, TS. Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng phòng Quan hệ quốc tế.


Theo yêu cầu của tiêu chuẩn AUN-QA, sứ mạng, tầm nhìn của Khoa Dược phải phản ánh được tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường. Do vậy, sứ mạng, tầm nhìn của Khoa Dược phải góp phần hoàn thành sứ mạng của Trường ĐH Lạc Hồng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và tầm nhìn của Trường Đại học Lạc Hồng là đến năm 2030, trở thành trường đại học định hướng ứng dụng hàng đầu tại Việt Nam.
Tại buổi tập huấn, các thầy cô cũng đã góp ý xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo Khoa Dược. Mục tiêu chương trình đào tạo là những gì người học sẽ đạt được sau 2-3 năm kể từ khi tốt nghiệp. Theo đó, mục tiêu chương trình đào tạo phải đáp ứng được sứ mạng, tầm nhìn của Khoa, trường và đáp ứng mục tiêu của Bộ Giáo dục và đào tạo, Chuẩn năng lực dược sĩ của Bộ Y tế.
Các thầy cô tham dự tập huấn đã đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh việc xây dựng tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chương trình đào tạo. Kết thúc cuộc họp, Khoa Dược đã ghi nhận và thống nhất các ý kiến đóng góp về tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chương trình đào tạo. Đây là cơ sở thuận lợi để tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA.
Theo LHU