Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Mô hình lớp học đảo ngược kích hoạt sự sáng tạo

Khoa cơ điện – Điện tử là một trong hai khoa của trường Đại học Lạc Hồng tiến đến kiểm định chương trình đào tạo quốc tế theo chuẩn AUN – QA (mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á). Để tiến tới đạt được kiểm định theo chuẩn quốc tế khoa Cơ điện - Điện tử đã không ngừng học hỏi cải tiến từ hệ thống chất lượng bên trong, phương pháp giảng dạy tích cực và sử dụng công cụ hiện đại trong giảng dạy. Các phương pháp giảng dạy hiện đại giải quyết được bài toán thiếu thời gian cho các hoạt động tích cực trên lớp để đáp ứng chuẩn đầu ra ở mức độ nhận thức cao như các hoạt động thảo luận nhóm, tự học hỏi lẫn nhau tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. Một trong những phương pháp đó là mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom).
Mô hình lớp học đảo ngược
Mô hình lớp học đảo ngược được xây dựng dựa trên phương thức lấy sinh viên làm trọng tâm, người dạy sẽ định hướng việc tìm hiểu kiến thức (thông qua những giáo trình eLearning đã được người dạy chuẩn bị trước như là xem các video, đọc các nghiên cứu hoặc giáo trình liên quan để trả lời các câu hỏi liên quan đến khối kiến thức mà người học cần được trang bị khi lên lớp ở mức độ nhận thức thấp ở nhà (Theo thang đo mức độ nhận thức của Bloom mức độ nhận thức thấp là nhớ và  hiểu). Khi lên lớp sinh viên được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẽ lẫn nhau, làm các hoạt động ở mức độ nhận thức cao (theo thang đo Bloom mức nhận thức cao là: phân tích, đánh giá, sáng tạo) dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi sinh viên phải hoạt động trí não như vậy là giáo viên đạt được mục tiêu tổ chức các hoạt động tư duy ở mức cao, bằng cách làm này giáo viên kích hoạt được sự sáng tạo của sinh viên.
Sinh viên sôi nổi thảo luận nhóm với các hoạt động ở mức độ nhận thức cao
Bên cạnh đó, các hoạt động tương tác trên lớp với sinh viên được thực hiện thông qua các công cụ hiện đại chạy trên nền tảng phần cứng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay. Các hoạt động tương tác này tạo nên sự hứng khởi cho sinh viên giảm đi sự nhàm chán trong những tiết học đặc thù của khối kỹ thuật. Hiệu quả của lớp học đảo ngược đã được kiểm chứng ở các nước có nền giáo dục phát triển như là Mỹ, Úc, Singapore….
Tương tác với sinh viên bằng những công cụ hiện đại
Những đổi mới nêu trên sẽ thay đổi cách tiếp cận của giảng viên và sinh viên hình thành nên văn hóa tự học, tự nghiên của sinh viên và đạt được mục tiêu lấy sinh viên làm trọng tâm trong các hoạt động dạy và học của Khoa Cơ Điện – Điện tử. Tuy nhiên mô hình đổi mới này tồn tại một số khó khăn như là đòi hỏi giảng viên là những người giỏi về công nghệ và các phòng học phải đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ. Những năm gần đây với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cũng như không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao những khó khăn nêu trên đã được giải quyết

0 Post a Comment:

Đăng nhận xét