Tư vấn tổ chức cuộc thi Minirobocon 2019 cho tỉnh Bình Phước

Cuộc thi nhằm kích hoạt sự sáng tạo, đam mê công nghệ của học sinh, sinh viên tỉnh Bình Phước.

Digital Immersion forum

Chia sẻ thuận lợi và thách thức trong quá trình chuyển đối số trong giáo dục tại diễn đàn "Digital Immersion forum" do dự án BUILD IT phối hợp đại học Arizona State University và Đại Học Công nghiệp Hà Nội tổ chức

Cuộc thi Shell Eco_marathon Europe tại London

Cuộc thi Shell eco_marathon tại London là một cuộc thi thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho học sinh, viên viên lớn nhất thế giới.

Tham gia khóa tập huấn tại Phần Lan

Khóa học phương pháp sư phạm số nằm trong khuôn khổ dự án EMVITET.

Tham gia tập huấn giáo dục 4.0 tại Phần Lan

Phần Lan là một đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt và ban hành chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể về định hướng phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2030 như sau:
Phát triển sử dụng nguồn năng lượng tái tạo độc lập nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn: Xây dựng các chương trình phát triển hệ thống điện độc lập năng lượng tái tạo và quy mô gia đình cho khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội để đạt mục tiêu đến năm 2020 hầu hết các hộ nông thôn đều có điện, năm 2030 hầu hết các hộ dân nông thôn được sử dụng nguồn năng lượng sạch.
Đầu tư phát triển nhà máy phát điển sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới:

+ Khuyến khích các dự án NLTT khả thi về kinh tế
+ Khuyến khích, hỗ trợ một số công nghệ NLTT chưa khả thi
về kinh tế
- Phát triển nguồn NLTT cho cung cấp nhiệt năng: Hỗ trợ một
phần chi phí giai đoạn đầu - Phát triển nhiên liệu sinh học: hỗ trợ các dự án nhiên liệu
sinh học thế hệ thứ 2, thứ 3 không sử dụng nguyên liệu từ
lương thực

Chi tiết của quyết định tải về theo link này:
https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/2018/10/QD2068_signed.pdf

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Một giải pháp cải tiến liên tục môn học

Trong những năm gần đây việc phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đang được các trường đại học áp dụng và triển khai. Trong bài viết này tác giả trình bày một phương pháp để người dạy cải tiến liên tục trong môn học mình đảm nhận giảng dạy.
  Để cải tiến liên tục chương trình đào tạo nói chung và cải tiến môn học nói riêng cần nghiên cứu những vấn đề được liệt kê bên dưới.
-            Phân tích các góp ý của các bên liên quan và chuyển tải vào chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo.
-            Đánh giá mức độ đáp ứng của các môn học đến chuẩn đầu ra của chương trình
-            Tìm ra điểm cần cải tiến của môn học để đề ra các phương án cải tiến môn học cho các khóa học tiếp theo.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này trình bày phương pháp cải tiến liên tục môn học mà tác giả đã triển khai.
1          Nội dung của giải pháp.
               Quá trình cải tiến liên tục môn học được áp dụng thường xuyên và liên tục. Thời điểm lây số liệu để đánh giá cải tiến là sau khi sinh viên kết thúc kỳ thi cuối kỳ hoặc các bài  kiểm tra giữa kỳ. Đối với kết quả đánh giá thi cuối kỳ giảng viên thu thập số liệu trong lúc giảng viên chấm bài thi.
ü Bước 1: Giảng viên chấm điểm thi cần lấy lại số liệu của môn học bao gồm số điểm thành phần từng môn học.
ü Bước 2: Giảng viên phân tích số liệu để đánh giá mức yếu, trung bình, Khá và giỏi của từng chuẩn đầu ra.
ü Bước 3: Vẽ biểu đồ để phân tích tìm ra điểm cần khác phục
ü Bước 4: Đưa ra phương án cải tiến cho khóa học tiếp theo
Cụ thể quy trình như hình 1.
Hình 1. Quy trình cải tiến liên tục

Ví dụ áp dụng:
Trong môn học Cung Cấp Điện, với các chuẩn đầu ra (CO) như sau:
CO1: Tính toán tổn thất điện năng, tổn thất công suất và tổn thất điện áp
CO2: Xác định công suất tính toán
CO3: Phân tích để giải quyết các vấn đề liên quan đến cung cấp điện.
Yêu cầu trong đề thi giảng viên cần phải  thiết kế những câu hỏi phù hợp để đánh giá các chuẩn đầu ra đã nêu ở trên. Sau khi người học thi hêt môn giảng viên thu thập số liệu điểm của môn học cụ thể như bảng sau:

Bảng 2. Thu thập điểm theo từng câu hỏi

SinS  Từ  Người dạy vẽ được biểu đồ như hình 2. Từ bảng 2 người dạy vẽ được biểu đồ như hình 2.


Hình 2. Mức độ đạt được chuẩn đâu ra của người học
Theo biểu đồ như hình 2 số người học có mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra CO1, CO3 tương đối thấp cần phải cải tiến.
Nhận xét:
 Số lượng người học không đạt là 4/17. Trong 4 người học này số lượng câu hỏi sinh viên không giải quyết được chủ yếu rơi vào hai chuẩn đầu ra là CO1 và CO3.
Dựa trên cơ sở này giảng viên đưa ra phương án cải tiến cho học kỳ tiếp theo cụ thể như sau:

  • Tăng thời lượng giảng dạy tại lớp các vấn đề liên quan đến chuẩn đầu ra CO1 và CO3 (thay đổi kế hoạch giảng dạy)
  • Xem lại phương pháp giảng dạy đáp ứng chuẩn đầu CO1 và CO3 => thay đổi phương pháp. 
  • Trong trường hợp này thường xuyên cho thảo luận nhóm tại lớp xoay quanh chuẩn đầu ra CO1 và CO3.
Những thay đổi này sẽ áp dụng cho các khóa học tiếp theo.

Theo tôi, với cách làm này người dạy sẽ tự phân tích được mức độ đạt được môn học của người học và điểm yếu cần cải tiến. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại liên tục sẽ làm cho môn học luôn luôn đổi mới và phù hợp với người học cũng như phù hợp với chương trình đào tạo.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Tác động của công nghệ số trong hoạt động dạy và học



Ngày nay, khi công nghệ số phát triển cùng với intenet ngày càng phổ biến, số lượng người sử dụng điện thoại di động tăng trưởng một cách chóng mặt. Theo thống kê của statista, số lượng người sử dụng điện thoại di động của Việt Nam trong năm 2019 là 39.6 triệu người và đến năm 2023 là 48.6 triệu [1]. Bên cạnh đó, theo thống kê của nhóm nghiên cứu tại Trường Đại Học Lạc Hồng, toàn trường có trên 95% người học sử dụng điện thoại thông minh. Từ số liệu thống kê đó cho thấy việc ứng dụng các công nghệ số vào giảng dạy là khả thi.
Bài viết này trình bày nghiên cứu về tác động của công nghệ số đến hoạt động dạy và học trong môi trường đại học. Cụ thể như sau:
1.  Người dạy
- Sự phát triển của công nghệ số đòi hỏi người dạy phải không ngừng nghiên cứu, cập nhật các công nghệ số và ứng dụng nó phù hợp với phương pháp giảng dạy.
- Xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy cho lớp học số.
- Quyết định các công cụ số tương ứng với chuẩn đầu ra của buổi học
- Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp tương tác giữa người dạy và người học
- Người dạy phải chuyển từ mô hình giảng dạy người dạy là trung tâm (truyền thống) sang mô hình lấy người học làm trung tâm (phương pháp giảng dạy tích cực), lúc này vai trò của người người dạy trở thành người định hướng và hỗ trợ học tập.
Từ những yêu cầu trên người dạy khi triển khai lớp học số sẽ tự phát triển kỹ năng tự học, tự nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin, thích ứng với sự thay đổi cách học của người học, thay đổi mô hình giảng dạy một cách linh hoạt từ truyền thông sang giảng dạy tích cực tăng tính tương tác. Bên cạnh đó, tầm nhìn về giáo dục cũng như khả năng tự lập kế hoạch, lãnh đạo trong việc định hình lớp học được hình thành.
2. Người học
Người học tham gia vào lớp học số sẽ có những tác động tích cực như phân tích sau:
- Việc người dạy thay đổi mô hình từ truyền thống sang mô hình giảng dạy tích cực đòi hỏi người học phải tích cực tham gia thảo luận, nổ lực tương tác để cùng giải quyết vấn đề với các bạn cùng lớp. Người học dần hình thành khả năng tự học và tự nghiên cứu.
- Thường xuyên tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến, tổng hợp kiến thức sẽ hình thành kỹ năng truyền đạt ý tưởng hiệu quả và tư duy phản biện
- Thông qua công nghệ, người học tự tiếp cận kiến thức nền lên lớp tham gia thảo luận phân tích đánh giá tương tác với người dạy để tự tạo ra kiến thức mới.
Từ những thay đổi như đã nêu ở trên, việc tổ chức các lớp học số sẽ tăng kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề cho người học.
3. Hiệu quả của công nghệ lớp học số
Tích hợp công nghệ trong lớp học hay là lớp học số sẽ tạo ra sự hứng khởi cho người học. Thông qua các trò chơi điện tử hay các câu hỏi tương tác, các diễn đàn sẽ thiết lập tương tác cao giữa người học và người dạy, người học và người học. Thông qua môi trường số người học có thể chia sẻ các ý tưởng, hiểu biết, kinh nghiệm cho bạn cùng lớp và học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó, công nghệ khuyến khích sự hợp tác của người học với các bạn cùng lớp bằng cách chia sẻ tài liệu và cùng phân tích vấn đề trên môi trường học tập ảo.
 Ngoài ra phương pháp này còn có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy người học có tốc độ tiếp thu thấp hơn tích cực tham gia hiệu quả vào lớp học. Các lớp học truyền thống người học chỉ có thể tiếp thu bài học khi lên lớp và có sự hướng dẫn của người dạy do đó kỹ năng tự học và tự nghiên cứu của người học không được phát huy. Việc áp dụng công nghệ số trong lớp học người học có thể tự học, tự nghiên cứu mọi lúc mọi nơi trên xe bus, quán cà phê thậm chí khi đi du lịch. Hơn nữa tích hợp công nghệ số vào giảng dạy sẽ giảm thời gian thuyết giảng của giáo viên, người học không cần chú tâm nhiều vào việc ghi chép mà sử dụng thời gian trên lớp để thảo luận, phân tích tìm cách giải quyết các vấn đề mà người dạy đặt ra. Như vậy với cách làm này người dạy sẽ đạt được mục tiêu là kích hoạt sự sáng tạo của người học thay vì tìm cách để người học hiểu được nội dung của bài giảng.

Bài viết là nghiên cứu của tác giả công bố tại tạp chí giáo dục Việt Nam. Toàn văn bài viết đăng tại https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/
Tài liệu tham khảo:
1. Thống kê số lượng người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam, https://www.statista.com/statistics/558889/number-of-mobile-internet-user-in-vietnam/.





Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Thiết bị theo dõi, giám sát dàn pin quang điện


Thiết bị giám sát dàn pin quang điện bao gồm đơn vị nhận dữ liệu, đơn vị xử lý, đơn vị mô phỏng và đơn vị đánh giá. Một hệ thống giám sát pin quang điện bao gồm một đơn vị pin quang điện, một đơn vị cảm biến và một thiết bị giám sát nhúng thuật toán tính toán pin quang điện. Phương pháp giám sát dựa trên thuật toán pin quang điện chủ yếu sử dụng thiết bị giám sát để nhận các thông số điện áp và cương độ dòng điện của mô đun quang điện và tham số trong môi trường làm việc. Dòng điện ngõ ra và công suất ngõ ra của mô đun quang điện thực tế được tính toán, trong khi dòng điện ngõ ra và công suất ngõ ra của mô đun quang điện có thể được mô phỏng và ước tính theo tham số điện áp và tham số trong điều kiện làm việc thực tế. Do đó, việc giám sát và đánh giá thử nghiệm thục tế trên mô đun quang điện có thể được thực hiện tự động và một thông điệp cảnh báo có thể được đưa ra kịp thời. Điều này có lợi cho việc phát hiện năng suất của mô đun pin quang điện và tăng chất lượng sản xuất.


link đọc trực tuyến bằng sáng chế.
https://patentimages.storage.googleapis.com/17/fa/9a/a3bcab63d23fe5/US20170149380A1.pdf

Công cụ họp trực tuyến (tương tác trực tuyến) dựa trên nền tảng web

Có nhiều công cụ số hỗ trợ cho phương pháp đào tạo từ xa. Bài viết này, tôi xin giới thiệu bốn phần mềm phát triển trên nền tảng web phổ biến để tổ chức các buổi họp, trao đổi, thảo luận trực tuyến thông qua các cuộc gọi video và chia sẻ màn hình.

1. Zoom
Zoom là một công cụ số được phát triển để tố chức các cuộc họp, hội thảo trực tuyến thông qua các cuộc gọi video dựa trên nền tảng Web. Zoom tích hợp rất nhiều chức năng như là chia nhóm cho các cuộc thảo luận nhỏ; chia sẻ màn hình và trao đổi trực tuyến. Phần mềm Zoom rất dễ sử dụng có thể sử dụng trực tiếp trên Web hoặc sử dụng app cài sẳn trên máy tính hoặc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, Zom đang gặp một số rắc rối trong vần đề bảo mật do đó một số Quốc gia không khuyến khích sử dụng Zoom cho các cuộc họp quan trọng.

Hình 1. Một buổi họp trực tuyến sử dụng công cụ Zoom
link: 
 https://zoom.us/

2. Webex
Cisco Webex là một công cụ số có chức năng tương tự như Zoom. Tuy nhiên, Webex vẫn có một số hạn chế chức năng. Trong trường hợp không thể sử dung Zoom Webex là một lựa chọn thay thế phù hợp. 
link:
3. Skype Meeting
Skype Meetinng cũng có chức năng tương tự Zoom và Webex. Tuy nhiên Skype miễn phí cho tất cả người dùng.
4. Google meet
 Google meet được phát triển bởi Google. Google meet cũng có những chức năng tương tự như 3 phần mềm giới thiệu ở trên. 
link:
Bên cạnh đó, để có sự lựa chọn phù hợp cho hoạt động giảng dạy của mình bài viết này tác giả làm một so sánh nhỏ những ưu và nhược của các phần mềm gọi video trực tuyến.

Công cụ
Ưu điểm
Nhược điểm
Zoom
Chia sẻ màn hình
Bảo mật.
Theo dõi người học
Số lương giới hạn (100)
Ghi hìn cuộc họp
Tạo nhóm
Skype
Miễn phí
Không có chức năng theo dõi người họp, chia nhóm. Giới hạn 50 người họp.
Chia sẻ màn hình
Ghi hình cuộc họp
Lưu video cuộc họp trên máy chủ
Google meet
Chia sẻ màn hình
Không có chức năng theo dõi người họp, chia nhóm. Và chức năng ghi hình cuộc họp.
Số lương giới hạn (150 người)

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Hệ thống quang điện tích hợp trong tòa nhà (BIPV)


Hệ thống quang điện tích hợp trong tòa nhà (Building-integrated photovoltaics) là hệ thống liền mạch hòa trộn vào kiến trúc tòa nhà dưới dạng mái nhà, mái vòm, tường rèm, và hệ thống giếng trời. Không giống như các tấm pin mặt trời truyền thống, BIPV có ưu thế về mặt thẩm mỹ hơn và dễ dàng hòa hợp với thiết kế tòa nhà. Thông thường vật liệu để tích hợp cho mô hình này là Kính tích hợp pin quang điện. Kính tích hợp pin quang điện được lắp đặt làm vật liệu xây dựng hoạt động như một thiết bị tạo năng lượng, cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào bên trong nhà và văn phòng, giống như kính kiến trúc thông thường. 

Hình 1. Tòa nhà với mặt tiền tích hợp các tấm kính pin quang điện (ảnh: https://ctpsolar.com/)
Tuy nhiên, chỉ tính thẩm mỹ là chưa đủ để khuyến khích các chủ tòa nhà tích hợp pin năng lượng mặt trời vào tòa nhà của mình; vấn đề chi phí cần được đưa ra phân tích. Các tấm pin năng lượng mặt trời BIPV cho phép chủ nhà tiết kiệm chi phí vật liệu xây dựng và chi phí điện. Bằng cách thay thế BIPV cho vật liệu xây dựng tiêu chuẩn, người sử dụng có thể cắt giảm chi phí bổ sung cho các hệ thống lắp đặt bảng điều khiển năng lượng mặt trời.Công nghệ BIPV, khi được sử dụng trên mặt tiền của tòa nhà, lan can, sàn sân thượng mang lại những lợi ích sau: Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng; Cách nhiệt và cách âm cao; Sản lượng điện sạch và miễn phí từ mặt trời; Giảm chi phí O & M.

Hệ thống điện mặt trời nổi trên mặt nước


Vật liệu chế tạo pin quang điện đang trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn từng ngày. Hiệu suất cho các pin quang điện thương mại đang dao động từ 18-22% tùy thuộc vào vật liệu (Mono hoặc Poly). Theo các chuyên gia, nếu các tấm quang điện được đặt trên các hồ chứa và các vùng nước khác, chúng mang lại hiệu quả cao hơn cũng như rất nhiều lợi ích khác.
Hệ thống pin quang điện đặt trên các phao nổi(Floating Photovoltaic system) là hệ thống năng lượng mặt trời quang điện được tạo ra để nổi trên các hồ chứa, đập và các vùng nước khác ví dụ như: Tại các đập chứa nước thủy điện, nước thủy lợi v.v. Tuy nhiên, các dự án nổi đặt trên hồ chứa nước sinh hoạt cần đánh giá tác động của pin quang điện đến sức khỏe con người (Xem hình 1).
Hình 1. Hệ thống pin quang điện nổi (Nguồn Sungrow)
Trang trại năng lượng mặt trời nổi có thể tạo ra một lượng điện lớn mà không cần sử dụng đất có giá trị hoặc phải hi sinh đất làm nông nghiệp hiệu quả. Chi phí lắp đặt các tấm quang điện nổi ít hơn các tấm quang điện trên đất liền. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng sản lượng điện của các tấm pin mặt trời nổi lớn hơn tới 10% do hiệu ứng làm mát của nước. Bên cạnh việc sản xuất năng lượng mặt trời sạch, các trang trại năng lượng mặt trời nổi có thể giúp quản lý nước. Chúng làm giảm sự mất nước do bay hơi vì chúng hạn chế lưu thông không khí và chặn ánh sáng mặt trời từ bề mặt nước. Ngoài ra, các trang trại năng lượng mặt trời nổi ngăn chặn sản xuất tảo độc hại, giảm chi phí xử lý nước. Hơn nữa, nước bên dưới giữ cho các tấm pin mặt trời sạch và giảm thiểu lãng phí năng lượng.

Biểu giá mới mua điện của chính phủ cho các dự án điện mặt trời.

Biểu giá mua điện mặt trời mới tại Việt Nam đã thay đổi cụ thể như sau mức giá 1.783 đồng/kWh (7,69 cent) dành cho dự án điện mặt trời nổi; 1.644 đồng/kWh (7,09 cent) với điện mặt trời mặt đất và 1.943 đồng/kWh (8,38 cent) với điện mặt trời trên mái nhà. Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Biểu giá trên theo quyết định số 13 về cơ chế khuyến khich phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.




Báo cáo tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới tính đến hết năm 2019

Tài liệu này là báo cáo về tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới tính đến hết năm 2020 của tổ chức REN 21.

REN21 là cộng đồng năng lượng tái tạo toàn cầu các báo cáo được tập hợt từ cá nhà khoa học, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp. REN 21 cung cấp các sự kiện, số liệu và phân tích cập nhật và đánh giá ngang hàng về sự phát triển toàn cầu về công nghệ, chính sách và thị trường trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Link tải tài liệu
https://www.ren21.net/wp-content/uploads/2019/05/gsr_2019_full_report_en.pdf

Thiết kế và thi công thuật toán điều khiển bánh xe đa hướng trên Robot tự hành


Đề tài đưa ra phương pháp Thiết kế và thi công thuật toán điều khiển 3 bánh xe đa hướng trên robot tự hành. Hệ thống bao gồm động cơ Planet DC 60W cho 3 bánh, 3 bộ encoder phản hồi tốc độ, một bộ encoder phản hồi khoảng cách di chuyển, một cảm biến la bàn kỹ thuật số đo góc quay. Hệ thống phần cứng bao gồm một hệ thống chính để điều khiển hướng di chuyển và góc robot thông qua việc điều khiển ba bánh xe Omni dựa trên tín hiệu nhận được từ cảm biến la bàn và bộ encoder đo khoảng cách và sau đó nó điều khiển ba bộ driver để điều chỉnh tốc độ và chiều từng bánh xe. Mỗi driver chỉ điều khiển một động cơ DC cho mỗi bánh xe Omni với thuật toán PID tích hợp. Hệ thống chính được phát triển dựa trên STM32F407 và hệ thống phụ là vi điều khiển STM32F103. Trong đó, thuật toán định hướng được phát triển để điều khiển ba bánh xe Omni và thuật toán PID được áp dụng để điều khiển động cơ tốc độ động cơ DC cho mỗi bánh xe. Từ kết quả thu được, hệ thống có các ưu điểm sau (1) tự động điều chỉnh góc và vị trí; (2) bỏ cảm biến dò vạch cho robot tự hành; (3) giảm chi phí hiệu quả; (4) độ chính xác cao.
Link xem chi tiết:
https://drive.google.com/file/d/13aHMGYrYI09R6a0Kcx69mlCc8dXgtzeP/view?usp=sharing

Ứng dụng thuật toán fuzzy điều khiển hệ thống chăm sóc nấm bào ngư

Luận văn này trình bày phương pháp thiết kế hệ thống chăm sóc nấm bào ngư dựa trên vi xử lý STM32F407 và phân mềm MATLAB/Simulink. Hệ thống phần cứng bao gồm các cảm biến đo nhiệt độ và độ ẩm được điều khiển thông qua thuật toán Fuzzy.
Hệ thống có các chức năng sau
Giám sát, kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nấm.
-Điều khiển ở chế độ bằng tay và tự động tại nhà nấm hiển thị thông số về nhiệt độ và độ ẩm lên LCD.


Phân tích kinh tế kỹ thuật dự án điện mặt trời trên mái nối lưới tại Việt Nam

Luận văn này phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cho một hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới. Dựa vào số liệu bức xạ mặt trời tại 32 tỉnh thành phía Nam nước Việt Nam và biểu đồ phụ tải tiêu biểu của hộ gia đình tại thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương để đưa ra mô hình tính toán và phân tích tính khả thi của hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới. Mô hình tính toán sản lượng điện được xây dựng dựa trên phần mêm PVsyst. Từ kết quả tính toán cho thấy đối với các hộ gia đình thông thường lắp đặt hệ thống điện mặt trời từ 3kW – 5 kW,  sản lượng điện tương ứng là 4.48 - 7.54MWh/năm là phù hợp. Giá đầu tư cho hệ thống dao động từ 54.438.500 đồng – 88.874.250 đồng (2.377USD – 3.881USD), thời gian hoàn vốn từ 6-9 năm.
Link xem toàn văn:
 https://drive.google.com/file/d/1nibwgFLAFkerpFtQP9RZZxtjnADQGUuP/view?usp=sharing

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

ePortfolio đánh giá năng lực người học trong phương pháp đào tạo trực tuyến hoặc kết hợp

Ngày nay, các công nghệ số trong giáo dục rất phát triển, việc đánh giá năng lực của người học từ truyền thống chuyển sang áp dụng công nghệ số đã được triển khai rông rãi từ nhiều năm trước. Đối với hình thức đào tạo trực tuyến hoặc kết hợp việc theo dõi cũng như đánh gia năng lực của người học thông qua các nền tảng kỹ thuật số đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập kỷ. Một hình thức đánh giá trực tuyến đơn giản nhất để đánh giá mức độ nhận thức của người học thông qua các bài giảng trực tuyến đó là thiết lập các câu hỏi hiểu bài dạng trắc nghiệm trên nền tảng Web. Với cách làm này người dạy có thể đánh giá được năng lực của người học ở mức độ nhận thức thấp (Theo thang đo mức độ nhận thức Bloom). Bên cạnh đó, các phần mềm quản lý học tập(LMS) tích hợp công cụ phân tích phổ điểm để người dạy có những điều chỉnh phù hợp cho những lần đánh giá tiếp theo.


Hình 1. Phổ điểm của người học thông qua hệ thống chấm điểm tự động của LMS

Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá mức độ nhận thức của người học ở mức độ nhận thức cao hơn. Trong bài viết này giới thiệu một phương pháp đánh giá thông qua hồ sơ năng lực điện tử của người học. Để thiết lập phương thức đánh giá này, đòi hỏi người dạy am hiểu về công nghệ thông tin để hướng dẫn người học cách ứng dụng các công nghệ số trong hoạt động học tập của mình.

Hồ sơ năng lực điện tử là một tập hợp các minh chứng điện tử về các vấn đề nhận thức của người học về các vấn đề được người dạy đề xuất. Thông thường, các minh chứng điện tử này được trình bày thông qua các hình thức như viết tiểu luận, tổng hợp tài liệu, phân tích các vấn đề hoặc các video clip được lưu trữ trên các nền tảng Web (Hình 2. Bài viết của người học sau khi hoàn thành buổi học).



Hình 2. Bài viết của người học sau khi hoàn thành buổi học.

Thông qua các bài viết như Hình 2. Người dạy đánh giá được mức độ nhận thức của người học đối với môn học của mình. Bên cạnh đó, với cách đánh giá này người học từng bước hình thành các kỹ năng như là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích tài liệu từ đó tự tổng hợp được kiến thức mới. Với cách làm này người học sẽ tự hình thành thói quen tự học, tự tổng hợp kiến thức mới.

Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh công nghệ hiện tại việc triển khai đánh giá người học thông qua hồ sơ năng lực điện tử (ePortfolio) không phải vấn đề về công nghệ mà vấn là đề về cách áp dụng của người dạy. Bài viết là một gợi ý cách áp dụng đánh giá thông qua hồ sơ năng lực điện tử của bản thân tôi. Tôi hy vọng bài viết là hữu ích cho nhửng ai muốn áp dụng công nghệ trong giảng dạy.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Phương pháp sư phạm số là gì?

Phương pháp sư phạm số được hiểu chính xác là không phải áp dụng các công cụ số để giảng dạy mà thay vào đó tiếp cận các công cụ số dưới góc độ sư phạm. Người dạy sử dụng các công cụ số một cách phù hợp và quyết định khi nào nên và không nên sử dụng các công cụ số. Đồng thời, người dạy chú ý đến tác động của các công cụ kỹ thuật số đến việc học của người học. Tùy thuộc vào hình thức đào tạo mà người dạy lựa chọn công cụ phù hợp với hoạt động giảng dạy.

.

Đào tạo trực tuyến là gi?


           1. Đào tạo trực tuyến (online learning)
Giáo dục trực tuyến là phương thức đào tạo diễn ra qua internet [1] thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng được nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể tạo các câu hỏi tương tác, các bài tập, môi trường thảo luận ảo, môi trường tương tác trực tuyến thông qua công cụ kỹ thuật số và ra đề thi cho người học học trực tuyến. Đào tạo trực tuyến là một hình thức đào tạo từ xa. Phương pháp sư phạm cho hình thức dạy học này là giáo viên trở thành người hướng dẫn và lên kế hoạch hoạt động để tăng tính tương tác, cơ hội hợp tác và người học tự tổng hợp và tạo ra kiến thức mới.
2.    Đào tạo từ xa
Đào tạo từ xà là phương thức đào tạo người dạy và người học được tách biệt về mặt địa lý. Người dạy giao tiếp với học sinh thông qua các tài liệu viết, nghe. Các hoạt động học tập của người học được người dạy lên kế hoạch cẩn thận và đưa ra các hướng dẫn để người học hoàn thành các hoạt động học tập của mình thông qua các nền tảng điện tử [2] Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số việc thiết kế các khóa học từ xa thông qua các nền tảng kỹ thuật số như là các hệ thống quản lý học tập, các công cụ tương tác thông qua mang internet trở nên phổ biến và rộng rãi.\
3. Sự khác nhau của đào tạo từ xà và đào tạo trực tuyến
 Sự khác biệt chính giữa học trực tuyến và học từ xa là vị trí. Với việc học trực tuyến (hay còn gọi là eLearning), người học có thể ở cùng nhau trong lớp với một người dạy.  Các hoạt động dạy và học có thể kết hợp trực tiếp hoặc/và thông qua nền tảng kỹ thuật số. Đối với phương pháp học từ xa, người học làm việc trực tuyến tại nhà.  Người dạy tổ chức hoạt động học tập của người học và kiểm tra dựa trên nền tảng số.
Một khác biệt thứ hai đó chính là tính tương tác. Học tập trực tuyến sẽ liên quan đến sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học một cách thường xuyên. Điều này là do học trực tuyến được sử dụng như một kỹ thuật học tập kết hợp cùng với các chiến lược giảng dạy khác. Học từ xa  không có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học. Tuy nhiên, người dạy có thể dựa vào các hình thức giao tiếp kỹ thuật số như ứng dụng nhắn tin, cuộc gọi video, bảng thảo luận và hệ thống quản lý học tập (LMS) của trường.

Sự khác biệt cuối cùng giữa đào tạo trực tuyến và đào tạo từ xa là

phương pháp giảng dạy. Học trực tuyến được thiết kế để được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy trực tiếp khác. Học từ xa là một phương pháp chỉ cung cấp hướng dẫn chỉ trực tuyến, không phải là một biến thể trong phong cách giảng dạy của người dạy.

Tài liệu tham khảo
1.       Introduction online learning. http://www.wlac.edu/online/index.asp
2.       Harden, R. M. "What is… Distance Learning?." Medical teacher 10.2 (1988): 139-145.